Indonesia hạn chế người cao tuổi ra khỏi nhà
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan ngày 5/2 đã yêu cầu người dân từ 60 tuổi trở lên mắc các bệnh đi kèm và chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 không được ra khỏi nhà trong tháng tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bogor, Indonesia, ngày 14/1/2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời Bộ trưởng Luhut cho biết, số trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gia tăng khá nhanh chóng trong vài ngày qua cùng với các dữ liệu có được thì hầu hết bệnh nhân COVID-19 tử vong đều là người cao tuổi.
Điều này rất quan trọng, mọi người không nên xem nhẹ biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Đối với những trường hợp có biểu hiện nhẹ nên tự cách ly và điều trị tại nhà, song những bệnh nhân thuộc nhóm người cao tuổi cần được đưa ngay đến bệnh viện hoặc khu cách ly tập trung.
Video đang HOT
Trước đó, Người phát ngôn của Bộ Y tế Indonesia, Siti Nadia Tarmizi cho biết các bệnh đi kèm như tăng huyết áp đến đái tháo đường là nguyên nhân khiến số ca tử vong do COVID-19 tăng đột biến trong thời gian gần đây.
Theo thông báo của Bô Y tế trong ngày 5/2, nước này ghi nhận thêm 33.729 ca, tăng 6.595 ca so với ngày 4/2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu dịch đến nay lên 4.480.423 ca. Số người tử vong đã tăng thêm 44 ca, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 144.497 ca.
Hong Kong bắt buộc nhân viên y tế và công chức tiêm vaccine ngừa COVID-19
Ngày 2/8, Trưởng Đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga ra thông báo về quy định tiêm vaccine bắt buộc, theo đó công chức, giáo viên và nhân viên y tế phải tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc phải tự chi trả chi phí thanh toán các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 được thực hiện thường xuyên.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, biện pháp này là nhằm nâng tỷ lệ tiêm chủng tại Hong Kong thông qua việc tiêm chủng bắt buộc đối với 4 đối tượng gồm công chức, nhân viên y tế, nhân viên nhà dưỡng lão và giáo viên. Tỷ lệ tiêm chủng ở những đối tượng này cũng khá chênh lệnh với 70% ở các công chức và 47% ở giáo viên. Bà cũng nêu rõ những người từ chối tiêm chủng sẽ phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 2 lần/tuần và chi phí cho những xét nghiệm này sẽ do họ thanh toán.
Sau 6 tháng triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đại trà, tới nay mới chỉ có 36% trong tổng 7,5 triệu người dân Hong Kong đã tiêm đủ mũi trong khi 48% đã tiêm mũi đầu tiên.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Hong Kong hiện duy trì ở mức thấp do chính quyền đặc khu hành chính vẫn hạn chế nhập cảnh trong vòng 18 tháng qua đối với những người không phải cư dân tại đây. Bên cạnh đó, những người khi nhập cảnh vào Hong Kong phải thực hiện cách ly trong thời gian dài tại các khách sạn theo chỉ định.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi cho biết nước này dự kiến sẽ nhận được 45 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong tháng 8 và sẽ phân phối đồng đều cho tất cả 34 tỉnh, thành trong cả nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, bà Siti nêu rõ 50% trong tổng số 45 triệu liều vaccine, bao gồm 35 triệu liều vaccine của Sinovac, 6 triệu liều vaccine của AstraZeneca và 3,5 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech. 50% số vaccine sẽ được phân phối cho 7 khu vực ở đảo Java và Bali do số ca mắc COVID-19 tại đây vẫn tương đối cao, số còn lại sẽ phân phối cho 27 tỉnh khác. Bà Siti cũng thông báo về khoảng cách giữa hai mũi tiên là 28 ngày. Tuy nhiên, bà lưu ý người dân có thể dừng tiêm mũi thứ hai nếu xuất hiện triệu chứng như ho, ốm và có thể tiêm mũi thứ hai sau khi khỏi bệnh.
Ngày 1/8, Indonesia đã tiếp nhận 3,5 triệu liều vaccine của Moderna từ Mỹ theo cơ chế COVAX. Dự kiến, 620.000 liều vaccine của AstraZenaca do Anh tài trợ theo hợp tác song phương sẽ đến Indonesia trong ngày 2/8.
Tại châu Âu, ngày 2/8, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki thông báo sẽ tăng cường an ninh tại các điểm tiêm chủng sau khi xảy ra hai vụ phóng hỏa tại một thị trấn vào đêm qua và một âm mưu tấn công do những đối tượng có tư tưởng bài vaccine thực hiện nhằm vào các điểm tiêm chủng.
Thủ tướng Morawiecki nhấn mạnh những đối tượng gây ra các vụ tấn công hoặc phóng hỏa các điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật, đồng thời lực lượng chức năng sẽ tăng cường an ninh 24h/24h tại các trung tâm tiêm chủng.
Trước đó, Cảnh sát trưởng Jaroslaw Szymczyk tại thị trấn Zamosc ở miền Đông Ba Lan xác nhận một số đối tượng cực đoan đã phóng hỏa một trung tâm tiêm chủng lưu động và 1 văn phòng của cơ quan dịch tễ địa phương. Rất may không có thương vong trong hai vụ này.
Tháng trước, đã xảy ra hai vụ xô xát giữa những người có tư tưởng hoài nghi vaccine với lực lượng an ninh và bác sĩ tại một điểm tiêm chủng tại Grodzisk Mazowiecki.
Chính phủ Ba Lan đã khuyến khích người dân nước này đi tiêm vaccine phòng COVID-19, song tiến độ tiêm chủng vẫn chậm và ở mức thấp tại các khu vực phía Nam và Đông. Nhiều điểm tiêm chủng tại Ba Lan đã buộc phải đóng cửa do nhu cầu tiêm thấp. Hiện mới chỉ có khoảng 50% dân số Ba Lan đã được tiêm đủ liều.
Áo ban hành luật bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 Ngày 4/2, Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen đã ký ban hành luật bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đối với người trưởng thành, qua đó đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định nghiêm khắc này. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Vienna, Áo....