Indonesia gợi ý mua vũ khí, Campuchia nói không có tiền
Campuchia dựa nhiều vào viện trợ quân sự của Trung Quốc để mua vũ khí.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: The Jakarta Post.
The Phnom Penh Post ngày 23/4 đưa tin, một phát ngôn viên chính phủ Campuchia hôm qua đã dội nước lạnh vào một đề nghị của Indoesia về việc bán vũ khí cho nước này, lý do được đưa ra là do hạn chế về ngân sách và Campuchia yêu thích hòa bình.
Tổng thống Joko Widodo đã trao đổi với Thủ tướng Hun Sen tại Jakarta rằng Campuchia có thể mua vũ khí và quân phục của Indoesia theo chương trình hỗ trợ đào tạo của Jakarta cho binh lính Campuchia, đại sứ quán Indonesia tại Phnom Penh xác nhận.
Nhận thức được mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước, phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan cho biết Phnom Penh sẽ không mua vũ khí của Indonesia là vì không có tiền. “Số tiền trong ngân sách quốc gia để dành cho phát triển hội nhập của quân đội và nâng cao chất lượng đời sống quân nhân. Campuchia không cần vũ khí hủy diệt hàng loạt”, ông nói.
“Chúng tôi sử dụng các kênh ngoại giao và các biện pháp hòa bình để giải quyết các xung đột truyền thống”, Phay Siphan nói. Theo số liệu thống kê từ Bộ Quốc phòng Indonesia, chi tiêu quốc phòng của Campuchia đã tăng từ khoảng 100 triệu USD năm 2008 lên 277 triệu USD năm ngoái.
Video đang HOT
Campuchia dựa nhiều vào viện trợ quân sự của Trung Quốc để mua vũ khí. Năm 2013 Phnom Penh mua 12 máy bay trực thăng Z-9 của Trung Quốc bằng khoản vay lớn từ Bắc Kinh.
Theo Giáo Dục
Những máy bay của Lào, Campuchia khiến phi công Việt Nam phải mơ ước
Được điều khiển những loại máy bay có trong trang bị của Lào và Campuchia sau đây vẫn là ước mơ của các phi công quân sự Việt Nam.
1. Máy bay vận tải hạng nặng Il-76
Máy bay Il-76TD thuộc sở hữu của Imtrec Aviation, Lào
Ilyushin Il-76 Candid là loại máy bay vận tải hạng nặng 4 động cơ phản lực được thiết kế với mục đích vận chuyển máy móc, thiết bị nặng đến các khu vực xa xôi có cơ sở hạ tầng kém trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết nhằm thay thế cho Antonov An-12.
Il-76 cất cánh lần đầu ngày 25/3/1971, chính thức vào biên chế tháng 6/1974 và hiện vẫn đang được sản xuất tại Tashkent, Uzbekistan. Số lượng xuất xưởng các phiên bản Il-76 tính đến nay đã lên đến trên 960 chiếc.
Máy bay có chiều dài 46,59 m; sải cánh 50,5 m; cao 14,76 m; trọng lượng rỗng 92.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 195.000 kg; kíp lái gồm 5 người.
Động cơ phản lực trang bị cho phiên bản Il-76TD-90 là loại Aviadvigatel PS-90-76 công suất 171 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 900 km/h; tầm bay 4.300 km với tối đa tải trọng 50 tấn; trần bay 13.000 m.
Il-76 Candid có một biến thể máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không là A-50 Mainstay và một phiên bản máy bay tiếp dầu được định danh Il-78 Midas.
Hiện nay có duy nhất một chiếc Il-76TD đang phục vụ trong đội bay của Imtrec Aviation, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
2. Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26
Trực thăng Mi-26T của Không quân Hoàng gia Campuchia
Mil Mi-26 Halo là trực thăng vận tải lớn nhất và mạnh nhất từng được sản xuất tại Liên Bang Xô Viết, được sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực dân sự lẫn quân sự.
Chiếc trực thăng hạng nặng này cất cánh lần đầu tiên ngày 14/12/1977; chính thức ra mắt năm 1983; được sản xuất hàng loạt từ năm 1980 và tính đến nay đã có khoảng 316 chiếc xuất xưởng.
Mi-26 Halo có chiều dài 40,025 m; đường kính rotor 32 m; cao 8,145 m; trọng lượng rỗng 28.200 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 56.000 kg; kíp lái 5 người (2 phi công, 1 hoa tiêu, 1 kỹ sư, 1 kỹ thuật viên).
Máy bay được trang bị 2 động cơ Lotarev D-136 công suất 8.500 kW mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 295 km/h; tầm bay 1.920 km (khi mang thêm bình nhiên liệu phụ); trần bay 4.600 m; tải trọng hàng hóa 20.000 kg hoặc có thể chở 90 lính hay 60 cáng cứu thương.
Hiện nay Không quân Hoàng gia Campuchia có trong biên chế tất cả 2 chiếc Mi-26T, chúng được khai thác chủ yếu cho mục đích quân sự mặc dù mang màu sơn như những máy bay dân sự.
Có thể dễ dàng nhận thấy hai loại máy bay vận tải trên có nhiều ưu thế hơn so với những chiếc An-26 hay Mi-8/17 đang có trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Theo Đại Lộ
Indonesia duyệt binh trên biển răn đe Trung Quốc? Cuộc duyệt binh qui mô trên biển vừa qua của Indonesia được xem là động thái biểu dương sức mạnh trước sự đe dọa trên biển từ Trung Quốc. Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết, Quân đội Indonesia đã tổ chức một lễ duyệt binh với qui mô lớn chưa từng có nhân dịp kỷ niệm 69 năm thành lập quân đội...