Indonesia giải thích quyết định tiêm mũi tăng cường bằng nửa liều vaccine
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này chỉ sử dụng một nửa liều vaccine khác loại để tiêm tăng cường ngừa COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận và tạo thuận lợi cho các nhân viên tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bogor, Indonesia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN dẫn phát biểu của Bộ trưởng Budi tại phiên điều trần hôm 18/1 trước Hạ viện Indonesia cho hay cách tiêm trộn nói trên đã được nghiên cứu tại các quốc gia khác. Theo đó, kháng thể được hình thành từ việc tiêm trộn sẽ phong phú hơn loại được hình thành từ việc tiêm cùng loại.
Theo ông Budi, Mỹ đã nghiên cứu và triển khai mũi tiêm tăng cường bằng nửa liều vaccine Moderna. Bộ trưởng Y tế Indonesia giải thích: “Vaccine Moderna có tỷ lệ tác dụng phụ cao. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tiêm tăng cường bằng một nửa liều vaccine này sẽ an toàn hơn nhiều”.
Video đang HOT
Ông Budi cho biết thêm rằng quyết định tiêm tăng cường bằng nửa liều vaccine khác loại cũng đã được đưa ra dựa trên các khuyến nghị của Nhóm tư vấn kỹ thuật tiêm chủng Indonesia (ITAGI) và một nhóm giáo sư thuộc Đại học Padjadjaran và Đại học Indonesia. Các khuyến nghị này đã được Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia (BPOM) chấp thuận.
Bộ trưởng Y tế Indonesia cho hay tính trung bình, mức độ kháng thể từ việc tiêm vaccine mũi thứ nhất và mũi thứ hai là khoảng 100-200. Sau khi được tiêm nửa liều vaccine tăng cường, kháng thể sẽ tăng lên mức 7.500-8.000. Trong khi đó, nếu tiêm đủ liều, lượng kháng thể sẽ tăng lên mức 8.000-8.500. Ông Budi khẳng định: “Vì vậy, ngay cả khi sử dụng đủ liều để tiêm tăng cường, sự chênh lệch cũng không quá đáng kể”, đồng thời nhấn mạnh việc tiêm tăng cường bằng nửa liều vaccine khác loại cũng giúp giảm bớt công việc cho các nhân viên tiêm chủng trong quá trình chuẩn bị vaccine.
Trước đó, BPOM đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho các loại vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer, Moderna (Mỹ), AstraZeneca (Anh-Thụy Điển), Sinovac và Zifivax (Trung Quốc) trong chương trình tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 được khởi động vào ngày 12/1 vừa qua.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Indonesia, những người đã được tiêm mũi thứ nhất và mũi thứ hai bằng vaccine Sinovac có thể lựa chọn 4 loại vaccine để tiêm tăng cường gồm Sinovac (đủ liều), Pfizer (nửa liều), AstraZeneca (đủ liều) hoặc Zifivax (đủ liều). Những người đã được tiêm mũi một và mũi hai bằng vaccine Pfizer có thể tiếp tục lựa chọn vaccine Pfizer (nửa liều), AstraZeneca (đủ liều) hoặc Moderna (nửa liều) để tiêm tăng cường. Những người đã được tiêm 2 liều vaccine AstraZeneca có thể lựa chọn vaccine này (đủ liều), Pfizer (nửa liều) hoặc Moderna (nửa liều) để tiêm tăng cường. Những người đã được tiêm 2 liều vaccine Moderna sẽ tiếp tục sử dụng vaccine này để tiêm nhắc lại với một nửa liều. Những người đã được tiêm 2 liều vaccine Johnson & Johnson sẽ được tiêm tăng cường bằng vaccine Moderna (nửa liều), trong khi những người đã được tiêm 2 liều vaccine Sinopharm sẽ được tiêm tăng cường bằng vaccine Zifivax (đủ liều).
* Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) hôm 19/1 đã gia hạn lệnh cấm đối với các chuyến bay thương mại quốc tế theo lịch trình đến ngày 28/2/2022, trong bối cảnh nước này đang hứng chịu làn sóng COVID-19 thứ ba được cho là do biến thể Omicron gây ra.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế Sri Guru Ram Dass Jee ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một thông báo, DGCA nêu rõ: “Hạn chế này sẽ không áp dụng cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế và một số chuyến bay nhất định được DGCA phê duyệt. Các chuyến bay theo thỏa thuận bong bóng cũng sẽ không bị ảnh hưởng”.
Trước đó, DGCA hồi tháng 12/2021 đã gia hạn lệnh cấm đối với các chuyến bay thương mại quốc tế theo lịch trình đến ngày 31/1/2022. Ấn Độ đã cấm khai thác các chuyến bay quốc tế vào ngày 23/3/2020 để ngăn chặn và kiểm soát tình trạng lây lan của dịch bệnh COVID-19. Sau đó, các hạn chế về chuyến bay đã được nới lỏng theo thỏa thuận bong bóng giữa Ấn Độ với một số quốc gia khác trên thế giới.
Indonesia nhấn mạnh về hợp tác y tế trong quan hệ ASEAN - Ấn Độ
Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa ASEAN và Ấn Độ trong việc đối phó với các đại dịch.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại một hội nghị trực tuyến ở Bogor, bang Tây Java. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 18 diễn ra ngày 28/10, Tổng thống Joko Widodo cho biết các nước không chỉ nỗ lực để vượt qua đại dịch COVID-19 mà còn để chuẩn bị tinh thần cho các đại dịch sắp tới. Trong khi đó, Ấn Độ có năng lực lớn trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực dược phẩm. Ấn Độ cũng là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dược phẩm lớn thứ ba trên thế giới. Đây có thể là nguồn lực lớn giúp tăng cường hợp tác công nghiệp dược phẩm giữa ASEAN và Ấn Độ.
Tổng thống Indonesia đề xuất một số biện pháp để tăng cường hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực y tế, bao gồm đa dạng hóa các địa điểm sản xuất phục vụ nhu cầu y tế, tăng cường sản xuất thuốc và vaccine, hợp tác nghiên cứu và phát triển vaccine với công nghệ mới nhất, xây dựng mạng lưới và trở thành một phần của trung tâm phân phối khu vực cho ngành công nghiệp dược phẩm.
Ở cấp độ toàn cầu, nhà lãnh đạo Indonesia cho rằng cần tạm miễn các quy định của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nhằm tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới nhất trong sản xuất thuốc và vaccine ngừa COVID-19.
Tổng thống Joko Widodo cũng đề cập đến hợp tác về nhân lực y tế. Đến tháng 7/2021, một số lượng lớn các trường đại học tại Ấn Độ đã mở chuyên ngành đào tạo y tế. Theo Tổng thống Widodo, với kinh nghiệm và nguồn nhân lực chất lượng, Ấn Độ có thể hỗ trợ nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế của các nước ASEAN, tạo điều kiện cho nhân lực của ASEAN được thực tập và tham gia nghiên cứu tại các công ty trong ngành y tế của Ấn Độ.
COVID-19 tại ASEAN hết 29/8: Indonesia đổi chiến lược; Singapore tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới Trong ngày 29/8, các nước ASEAN ghi nhận trên 80.000 ca nhiễm mới và 1.665 ca tử vong. Indonesia ghi nhận ca nhiễm mới giảm mạnh, mở đường cho kế hoạch sống chung lâu dài với dịch bệnh, trong khi Singapore đạt tỉ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bogor, Indonesia....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Báo Mỹ: Nhà Trắng đang tính toán chi phí để kiểm soát đảo Greenland

Chủ tịch ECB cảnh báo thuế quan của Mỹ làm gia tăng bất ổn toàn cầu

Các nước NATO cam kết viện trợ hơn 21 tỷ USD cho Ukraine

Nhật Bản: Động đất có độ lớn 6,2 tại thành phố Nishinoomote

Động đất tại Myanmar: Ứng dụng dịch thuật phát triển trên nền tảng DeepSeek giúp cứu hộ động đất

Jordan và phong trào Hamas phản đối Bộ trưởng Israel thăm đền Al-Aqsa

Động đất tại Myanmar: EU triển khai cầu hàng không nhân đạo

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD
Có thể bạn quan tâm

Tháng 4, hãy dùng 3 loại thịt này nấu các món ăn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho não và giảm bốc hỏa
Ẩm thực
7 phút trước
Phim Hàn chưa chiếu đã hot rần rần: Dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, cặp chính là "thánh visual" hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
11 phút trước
Mẹ vợ suốt ngày càm ràm con rể nhưng trước lúc mất, bà để lại cho rể một bức thư và cuốn sổ đỏ, đọc xong, ai cũng nhòe lệ
Góc tâm tình
14 phút trước
Hành trình hóa siêu điệp viên 'độc - lạ' của Rami Malek trong 'Tay nghiệp dư'
Phim âu mỹ
19 phút trước
Màn ảnh Hàn tháng 4: Bùng nổ K-drama cùng những siêu phẩm đáng mong chờ
Phim châu á
20 phút trước
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
7 giờ trước
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
7 giờ trước