Indonesia giải cứu hơn 300 người bị bắt làm nô lệ
Hơn 300 ngư dân nước ngoài bị bắt làm nô lệ trên các tàu cá và sống trên một hòn đảo ở Indonesia trong nhiều năm qua đã được giải cứu vào ngày 4.4.
Thuyền đánh cá trong vùng biển Indonesia – Ảnh: Reuters
Những người đàn ông từ Mayanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan nằm trong số hàng trăm người bị lừa đảo hoặc dụ dỗ lên những con tàu để đến Indonesia làm việc, theo một cuộc điều tra của hãng tin AP (Mỹ).
Thuyền trưởng các tàu cá ép những người đàn ông này đánh bắt hải sản và đối xử với họ như nô lệ. Sau những chuyến đánh bắt, họ được đưa trở về một ngôi làng ở đảo Benjina của Indonesia, sống như nô lệ bị đánh đập và lo sợ bị giết chết nếu bỏ trốn. Số hải sản mà các “nô lệ” đánh bắt được chuyển ngược về Thái Lan và được xuất khẩu khắp thế giới, bao gồm Mỹ.
Video đang HOT
Phản ứng trước phát hiện của AP, một phái đoàn các quan chức Indonesia đã đến Benjina vào ngày 3.4 và yêu cầu sơ tán ngay lập tức những người lao động này.
Các quan chức từ Bộ Thủy sản Indonesia đề xuất cho những người đàn ông một cơ hội để rời khỏi đảo Benjina ngay lập tức, quan ngại họ sẽ không bảo toàn tính mạng sau khi phơi bày sự thật về việc bị hành hạ như nô lệ với báo giới.
“Tôi rất vui, tôi muốn trở về nhà từ lâu”, Aung Aung (26 tuổi) nói, đồng thời chỉ cho phóng viên AP thấy những vét sẹo khắp người do bị con trai của thuyền trưởng tấn công.
Sau 17 giờ lênh đênh trên biển, khoảng 320 người cuối cùng đã đến được đảo Tual (Indonesia) an toàn vào ngày 4.4. Các quan chức Myanmar lên kế hoạch đến Tual để hỗ trợ công dân hồi hương.
AP dẫn báo cáo của Tổ chức Di trú quốc tế cho hay có khoảng 4.000 người đàn ông nước ngoài, nhiều người bị bán hoặc bị ép làm nô lệ, ở Benjina và các đảo xung quanh.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
20.000 người Triều Tiên 'lao động như nô lệ' ở nước ngoài
Nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại CHDCND Triều Tiên cho hay có khoảng 20.000 người Triều Tiên hiện lao động trong điều kiện như nô lệ ở nước ngoài.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền Triều Tiên Marzuki Darusman trong buổi họp báo hôm 16.3 - Ảnh: Reuters
Tờ The Guardian hôm nay 17.3 đưa tin ông Marzuki Darusman, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên, cho hay ông sẽ điều tra về việc có khoảng 20.000 công nhân nước này đang lao động như nô lệ ở nước ngoài. Thông tin ban đầu cho thấy phần lớn những người này làm việc ở Trung Quốc và Nga.
Ông Darusman còn cho biết hiện có nhiều người Triều Tiên đang tham gia xây dựng các công trình phục vụ cho World Cup 2022 ở Qatar. "Một số lượng lớn công nhân Triều Tiên đang làm việc tại Trung Đông và được xem như công cụ để thu ngoại tệ về cho chính phủ", ông Darusman nói.
Tuy nhiên, Tổ chức Giám sát Triều Tiên (NK Watch) lại ước tính có khoảng 100.000 công nhân Triều Tiên đang lao động trong điều kiện không khác gì nô lệ tại 40 quốc gia. Tổ chức đặt trụ sở tại Seoul này còn cho hay những người này đem về cho Bình Nhưỡng số ngoại tệ trị giá 3 tỉ USD mỗi năm, theo Reuters.
Darusman nói ông có thông tin về những công nhân đang lao động như nô lệ khi phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày với số tiền công rẻ mạt. Ông Ahn Myeong Chul, giám đốc NK Watch cho biết phần lớn công nhân Triều Tiên hiện lao động trong ngành lâm nghiệp, xây dựng và nhà hàng ở nước ngoài.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Sếp nữ Korean Air bị tố bạc đãi nhân viên như nô lệ Heather Cho, cựu phó chủ tịch hãng hàng không Korean Air, bị một tiếp viên trưởng tố cáo đối xử với tổ bay như những "nô lệ thời phong kiến" tại phiên xét xử hôm qua. Heather Cho xin lỗi dư luận hồi tháng 12/2014. Ảnh:Reuters Heather Cho, con gái của chủ tịch Korean Air Cho Yang-ho, đang ra tòa với cáo buộc...