Indonesia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất từ trước tới nay
Indonesia ngày 12/1 thông báo đã ghi nhận thêm 302 ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây là số ca tử vong cao nhất từ trước đến nay được ghi nhận ở nước này trong 1 ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Cũng trong 24 giờ qua, Indonesia có thêm 10.047 ca nhiễm mới – mức cao thứ 2 trong 1 ngày từ trước đến nay. Như vậy, tính đến nay, đã có tổng cộng 846.765 ca mắc COVID-19, trong đó 24.645 ca tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này.
Cùng ngày, Philippines cho biết đã ghi nhận thêm 1.524 ca mắc COVID-19 và 139 ca tử vong, đưa tổng số người mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 491.258 ca và 9.554 ca. Giới chức Philippines cho biết lực lượng chức năng đang theo dõi xu hướng gia tăng các ca nhiễm mới ở nước này. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020, Philippines đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho hơn 6,6 triệu người.
Cũng trong ngày 12/1, Israel đã ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng thấy, với 74.639 ca. Số ca nhiễm mới tại Israel lên mức cao nhất trong bối cảnh Israel đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 27/12/2020 và siết chặt biện pháp này vào ngày 8/1 vừa qua.
Tính đến nay, Israel ghi nhận tổng cộng 504.269 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.704 ca không qua khỏi. Israel đã bắt đầu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân vào ngày 20/12/2020. Đến nay, đã có 1.854.055 triệu người được tiêm vaccine, chiếm 20% dân số.
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 86.999.309 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.879.435 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 61.691.550 người.
Video đang HOT
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Belem, bang Para, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 365.740 ca tử vong trong tổng số 21.588.382 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 150.179 ca tử vong trong số 10.377.329 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 197.777 ca tử vong trong số 7.812.007 bệnh nhân.
Tại châu Á, Indonesia ngày 6/1 đã ghi nhận tới 8.854 ca nhiễm mới, mức cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 788.402 ca. Số ca tử vong mới là 187 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 23.296. Indonesia hiện là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất Đông Nam Á. Nhằm kiềm chế dịch bệnh tiếp tục lây lan, Chính phủ Indonesia đã quyết định áp đặt lệnh hạn chế đi lại trong khoảng thời gian từ ngày 11 - 25/1, đặc biệt là tại hai đảo Java và Bali.
Trong khi đó, Malaysia ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày ở mức cao nhất từ trước tới nay sau 27 ngày liên tiếp có số ca mắc COVID-19 theo ngày ở mức 4 chữ số. Ngày 6/1, nước này có 2.593 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 125.438 ca. Trong vòng 24 giờ qua, Malaysia cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 513 người. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giới chức Malaysia đã cảnh báo về tình trạng quá tải của hệ thống y tế nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan ngày 6/1 thông báo phát hiện thêm 365 ca mắc mới và 1 ca tử vong vì COVID-19. Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng số ca mắc bệnh và ca tử vong lần lượt là 9.331 ca và 66 ca.
Trung Quốc cũng thông báo thêm 32 ca mắc mới, trong đó 23 ca lây nhiễm trong nước và 9 ca nhập khẩu. Không có ca tử vong vì dịch bệnh được ghi nhận trong 24 giờ qua. Hiện tổng số ca mắc bệnh tại Trung Quốc là 87.215 ca, trong đó có 443 bệnh nhân đang điều trị, 82.138 người đã bình phục và 4.634 người tử vong. Giới chức Trung Quốc đã thông báo biện pháp hạn chế mới tại thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, theo đó hoạt động đi lại bị siết chặt, trường học buộc phải đóng cửa, nhằm ngăn chặn sự bùng phát của ổ dịch COVID-19 mới sau khi hàng chục ca mắc mới được phát hiện tại đây.
Cũng trong ngày 6/1, Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày vượt 6.000 ca, trong đó thủ đô Tokyo và một số tỉnh đều ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất. Con số trên đã vượt qua mức cao nhất (4.916 ca) được ghi nhận trong một ngày trước đó. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ ra quyết định cuối cùng về việc ban bố tình trạng khẩn cấp tại cuộc họp của Ban chỉ đạo ứng phó dịch COVID-19 trong ngày 7/1.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 dã chiến ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ 2 liên tiếp có số ca mắc mới COVID-19 ở mức dưới 1.000 ca/ngày, mang lại hy vọng dịch bệnh đang chững lại. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), sáng 6/1, nước này đã ghi nhận thêm 840 ca mắc mới, trong đó 809 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm lên 65.818 ca. Trong khi đó, số ca tử vong vì dịch bệnh cũng tăng thêm 20 người trong 24 giờ qua, nâng số người tử vong vì COVID-19 ở Hàn Quốc lên 1.027 người. Cùng ngày, Hàn Quốc đã quyết định kéo dài lệnh cấm các chuyến bay đi và đến từ Anh thêm 2 tuần nhằm ngăn chặn có thêm các ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2, được phát hiện tại quốc gia châu Âu này. Đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 11 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2.
Tại Ấn Độ, tổng số ca tử vong vì dịch bệnh đã vượt mức 150.000 ca trong ngày 6/1. Theo Bộ Y tế Liên bang Ấn Độ, tổng số ca tử vong tại quốc gia này đã tăng lên 150.114 ca, tăng 264 ca so với một ngày trước đó. Trong khi đó, tổng số ca bệnh tại quốc gia này cũng tăng lên 10.374.932 ca, thêm 18.088 ca so với ngày 5/1.
Tại châu Âu, Anh ghi nhận số ca mắc mới lần đầu tiên vượt quá 60.000 trường hợp kể từ khi đại dịch bùng phát tại quốc gia châu Âu này. Theo số liệu được công bố ngày 5/1, nước Anh đã ghi nhận thêm 60.916 ca mắc và 830 người tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, đây là ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc mới theo ngày ở Anh vượt qua 50.000 người. Thủ tướng Boris Johnson cho biết hiện hơn 1,3 triệu người ở Vương quốc Anh đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh nước này bắt đầu triển khai lệnh phong tỏa mới ở England nhằm chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho người dân ở Germering, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến các bang đã nhất trí kéo dài các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang áp dụng hiện nay cho tới ngày 31/1, đồng thời siết chặt thêm các biện pháp phòng ngừa nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch. Hiện có tới 3/4 trong tổng số 410 huyện và thành phố ở Đức có chỉ số lây nhiễm vượt quá 100 ca/100.000 dân trong 7 ngày, trong đó có trên 70 huyện thị có chỉ số vượt quá 200 ca.
Theo thông báo ngày 5/1 của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), cho tới nay Đức đã tiến hành tiêm chủng được cho gần 317.000 người, trong đó có trên 131.000 trường hợp là những người ở các cơ sở dưỡng lão. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã tuyên bố nước này sẽ nhận được hơn 130 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, đủ để tiêm cho tất cả người dân nước này.
Lo ngại sự lây lan của biến thể của virus SARS-CoV-2, Đan Mạch cho biết sẽ cấm những người từ Nam Phi nhập cảnh trong thời gian từ ngày 6-17/1, ngoại trừ các trường hợp chăm sóc trẻ em, thăm thân hoặc những người đau ốm. Tuy nhiên, những trường hợp này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh.
Đan Mạch hiện chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi hồi giữa tháng 12 vừa qua và ở một số nước sau đó. Tuy nhiên, nước này đã phát hiện khoảng 90 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc ở Anh. Nhà chức trách đề nghị người dân ở trong nhà càng nhiều càng tốt, tránh tiếp xúc với những người không sống cùng một nhà hoặc người lạ. Tính đến nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Đan Mạch là 173.000 người, trong đó có 1.420 trường hợp tử vong.
Các nước châu Âu khác như Đức, Séc và Pháp cũng ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Mỹ, số ca tử vong tại Mỹ và Brazil tiếp tục tăng mạnh. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, ngày 5/1, Mỹ ghi nhận 3.939 ca tử vong vì COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch xuất hiện tại quốc gia này. Mỹ cũng phát hiện thêm 250.173 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này vượt quá 21 triệu ca. Trong khi đó, Covid Tracking Project cho biết số người nhập viện điều trị tại Mỹ cũng đang ở mức cao chưa từng thấy, với hơn 131.000 bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện. Mỹ đang kỳ vọng việc tiêm vaccine đại trà được triển khai từ giữa tháng 12/2020 sẽ giúp quốc gia này vượt qua dịch bệnh. Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có chưa đến 2% dân số quốc gia này được tiêm chủng, với khoảng 4,8 triệu người được tiêm mũi đầu tiên.
Brazil cũng thông báo có thêm 1.171 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua. Hiện Brazil đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ 2 sau khi số ca mắc mới tăng mạnh kể từ tháng 12, đẩy các cơ sở y tế cộng đồng tại một số khu vực vào nguy cơ quá tải.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Về vấn đề vaccine, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 6/1 đã thông qua khuyến nghị về việc cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna Inc bào chế và phát triển. Như vậy, vaccine của Moderna đã trở thành loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 được EMA khuyến nghị cấp phép lưu hành, sau vaccine Pfizer/BioNTech nhận được sự ủng hộ của cơ quan này hôm 21/12/2020. Theo quy định, vaccine của Moderna còn cần được Ủy ban châu Âu (EC) cấp phép để chính thức được lưu hành.
Indonesia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong một ngày cao nhất Ngày 25/12, Indonesia ghi nhận thêm 258 ca tử vong do COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số người không qua khỏi lên 20.847 trường hợp. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 22/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của Bộ Y tế Indonesia, số ca...