Indonesia ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất
Ngày 15/1, Indonesia ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mới ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 12.818 ca, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 882.418 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cũng có thêm 238 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 25.484 ca. Indonesia nằm trong số những nước có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất ở châu Á.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa hơn 20.000 người dân sinh sống ở các làng quanh thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng phát số ca nhiễm mới gần đây, tới các cơ sở cách ly của nhà nước trong bối cảnh Trung Quốc ngày 15/1 thông báo ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ tháng 3/2020.
Theo Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), từ ngày 13/1, hơn 20.000 người dân ở các làng quanh thành phố Thạch Gia Trang, nằm cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 294 km về phía Tây Nam, đã được đưa tới các cơ sở cách ly của nhà nước. Hiện, người dân đang được cách ly trong các khách sạn, với các thành viên gia đình ở khác phòng nhau.
Video đang HOT
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết ngày 15/1, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 144 ca nhiễm mới. Đây là số ca nhiễm trong ngày cao nhất ở nước này kể từ tháng 3/2020, trong đó có phần lớn các ca phát hiện ở tỉnh Hà Bắc hiện vốn đang áp đặt lệnh phong tỏa. Giới chức Trung Quốc cho biết số ca nhiễm gia tăng dường như là do các ca không biểu hiện triệu chứng và phần lớn ở vùng nông thôn hay ngoại ô các thành phố.
Giới chức Trung Quốc cũng đang gấp rút xây dựng một trung tâm giám sát y tế tập trung mới quy mô trong khu vực với trên 3.000 giường bệnh tạm thời để cách ly những người có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, những người lao động ở các thành phố của Trung Quốc sẽ trở về quê ăn Tết Nguyên Đán vào tháng tới có thể làm gia tăng hơn nữa số ca nhiễm ở nước này.
* Cùng ngày, giới chức tỉnh Hiroshima của Nhật Bản cho biết tỉnh này sẽ tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 quy mô lớn đầu tiên nhằm làm giảm số ca nhiễm gia tăng nơi đây.
Theo đó, có tới 800.000 người đang sinh sống và làm việc ở nhiều vùng của thành phố Hiroshima, nơi cư trú của 1,2 triệu dân, sẽ được xét nghiệm. Giới chức tỉnh muốn phát hiện sớm các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 để ngăn chặn virus lây lan, nhất là ở khu vực thành phố.
Hiện 11 địa phương ở Nhật Bản đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này đang đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ ba. Tuy nhiên, Hiroshima không nằm trong những địa phương này.
Trước đó, ngày 14/1, Thống đốc tỉnh Hiroshima Hidehiko Yuzaki cho biết số ca nhiễm tại thành phố Hiroshima trong tháng 12/2020 tăng ở mức có thể áp đặt tình trạng khẩn cấp ở thành phố này. Ông cảnh báo thành phố này đã đối mặt với số ca nhiễm tăng mạnh.
Indonesia sắp tiêm vaccine Covid-19 hàng loạt
Tổng thống Indonesia Widodo cho biết nước này xin cấp phép khẩn cấp cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 hàng loạt để đối phó đại dịch.
"Chúng tôi dự kiến bắt đầu quá trình tiêm chủng vaccine vào cuối năm nay, sau một loạt các thử nghiệm của BPOM (Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia)", Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết hôm nay.
Nếu được BPOM chấp thuận, Indonesia, với khoảng 270 triệu dân và là quốc gia đông dân thứ tư thế giới, sẽ trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine Covid-19 hàng loạt.
Indonesia đang là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với hơn 450.000 ca nhiễm và hơn 15.000 người tử vong do nCoV. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cảnh cáo dữ liệu Covid-19 ở Indonesia có thể cao hơn báo cáo do hạn chế xét nghiệm.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại Singapore hồi tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.
Hôm nay, Indonesia báo cáo số ca nhiễm hàng ngày kỷ lục với hơn 5.400 trường hợp, cao hơn nhiều so mới mức trung bình hàng ngày chưa tới 3.500 ca trong hai tuần qua. Tổng thống Jokowi cho biết Indonesia sẽ tập trung duy trì ca nhiễm ổn định và sau đó sử dụng vaccine để kiểm soát dịch.
Ông Jokowi cho biết thêm đảm bảo tính an toàn của vaccine vẫn là ưu tiên hàng đầu và khi chiến dịch tiêm chủng hàng loạt khởi động, các nhân viên y tế, cảnh sát cùng quân đội sẽ là những người đầu tiên được tiêm.
Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết chính phủ ước tính kế hoạch tiêm chủng sẽ được BPOM phê duyệt vào tuần đầu tiên của tháng 12 và nước này sẽ "bắt đầu tiêm chủng" hai tuần sau đó.
Các loại vaccine Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc sản xuất dự kiến được sử dụng trong giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm chủng. Năm nay, các công ty sẽ cung cấp 18 triệu liều vaccine cho Indonesia, trong đó có 15 triệu liều được Bio Farma, công ty dược phẩm quốc doanh của nước này, sản xuất.
Dịch COVID-19 tại ASEAN hết 9/11: Toàn khối trên 1 triệu ca bệnh; 24.193 người tử vong Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/11, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 6.496 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 24.190 người. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia,...