Indonesia ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao kỷ lục
Ngày 21/5, Bộ Y tế Indonesia thông báo số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này đã tăng thêm 973 ca. Đây là ngày có số người mắc COVID-19 mới cao nhất từ trước tới nay.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở Tangerang, Indonesia, ngày 14/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Số người mắc COVID-19 trong 24 giờ qua tại Indonesia tăng cao là do số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đông Java tăng đột biến, với 502 ca nhiễm mới trong ngày, vượt số ca mắc ở Jakarta – tâm dịch của nước này.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, các cơ quan an ninh của Thái Lan đã nhất trí kiến nghị kéo dài Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp cho tới hết tháng 6 do tình hình đại dịch COVID-19 toàn cầu vẫn đáng lo ngại.
Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) Somsak Rungsita cho biết, cuộc họp của ủy ban về việc nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng, chống COVID-19, do ông làm chủ tịch, đã nhất trí về sự cần thiết gia hạn Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng, sau khi hết hạn vào ngày 31/5.
Theo ông, mặc dù Thái Lan đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, song vẫn cần thêm biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 sau khi nới lỏng biện pháp phong tỏa toàn quốc. Ông Somsak cảnh báo nếu xảy ra đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 2, thì thiệt hại sẽ khốc liệt hơn.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan ngày 17/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Kiến nghị trên sẽ được trình lên Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) xem xét. Nếu CCSA đồng ý thì đề xuất này sẽ được trình lên cuộc họp Nội các vào tuần tới để ra quyết định.
Video đang HOT
Bộ Y tế Thái Lan ngày 21/5 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19 mới, song không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào. Tính đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 3.037 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 56 trường hợp tử vong.
Cũng trong ngày 21/5, Lào đã cho phép nối lại vận tải nội địa, song yêu cầu thực thi nghiêm các biện pháp phòng, chống đại dịch, trong đó có việc kiểm tra thân nhiệt, và sắp xếp chỗ ngồi nhằm đảm bảo các hành khách ngồi cách nhau ít nhất 1 mét. Các doanh nghiệp vận tải sẽ phải cung cấp, xà phòng, nước rửa tay khô cho khách hàng.
Tính đến nay, Lào đã xét nghiệm tổng cộng 4.812 ca nghi ngờ mắc COVID-19, trong đó có 19 người dương tính với SARS-CoV-2. Hiện 14 người đã khỏi bệnh.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội ngành giáo dục Campuchia (FESC) Pech Bolen khuyến cáo chính phủ nước này cần mở rộng phạm vi gói hỗ trợ đối phó dịch COVID-19 sang khu vực giáo dục tư nhân. Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi các báo cáo cho thấy lương của giáo viên và những người làm việc trong các trường tư bị cắt giảm mạnh.
Theo ông, việc chính phủ mở rộng phạm vi gói hỗ trợ sẽ cho phép khu vực giáo dục tư nhân duy trì hoạt động, lao động có việc làm cho đến khi các lớp học được mở lại. Hiện các trường tư thục ở Campuchia vẫn đang dạy học trực tuyến có thu song doanh thu giảm khoảng 50%. Nhiều trường tư phải giảm nhân lực và giảm lương giáo viên để đủ nguồn tài chính thuê mặt bằng và nâng cấp hạ tầng công nghệ hỗ trợ giảng dạy trực tuyến.
Từ hơn một tháng trở lại đây, Campuchia không phát hiện ca nhiễm mới COVID-19 và 122/122 bệnh nhân COVID-19 tại nước này đã hồi phục và xuất viện. Tuy nhiên, Campuchia chưa quyết định mở cửa trường học trở lại.
Indonesia có thể không tính hơn 2.200 người chết vì nCoV
Hơn 2.200 người Indonesia chết với các triệu chứng nhiễm nCoV, nhưng không được tính là ca tử vong do Covid-19 vì chưa xét nghiệm.
Dữ liệu mới nhất mà Reuters có được từ 16 trong số 34 tỉnh của Indonesia cho thấy 2.212 bệnh nhân tử vong khi đang được giám sát vì có triệu chứng cấp tính Covid-19. Bộ Y tế Indonesia sử dụng từ viết tắt PDP để phân loại những bệnh nhân này, khi không có cách giải thích lâm sàng nào khác cho các triệu chứng của họ.
Dữ liệu được các cơ quan trong tỉnh đối chiếu hàng ngày, hàng tuần dựa trên số liệu được các bệnh viện, phòng khám và quan chức giám sát việc chôn cất cung cấp. Reuters có được dữ liệu bằng cách kiểm tra các trang web, trao đổi với quan chức tỉnh và xem xét báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
16 tỉnh trên, chiếm 3/4 trong 260 triệu dân của Indonesia, đến nay báo cáo 693 người chết có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV và chính thức được xem là nạn nhân của dịch bệnh này.
Indonesia hiện ghi nhận hơn 9.000 ca nhiễm nCoV, trong đó 765 người đã chết. Ba chuyên gia y tế nói rằng số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều số được công bố. Indonesia là một trong những nước có tỷ lệ xét nghiệm thấp nhất thế giới, khiến giới chức khó có được bức tranh chính xác về quy mô lây nhiễm ở quốc gia đông dân thứ tư toàn cầu này.
Một công nhân đi bộ giữa các ngôi mộ tại khu nghĩa trang dành cho nạn nhân Covid-19 tại Jakarta, Indonesia hôm 22/4. Ảnh: Reuters.
Wiku Adisasmito, thành viên cao cấp thuộc nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Indonesia, không phản bác phát hiện của Reuters, nhưng từ chối bình luận về số nạn nhân Covid-19 mà ông tin rằng được phát hiện trong số các bệnh nhân được phân loại là PDP.
Adisasmito cho biết nhiều người trong số 19.897 ca nghi nhiễm nCoV ở Indonesia không được xét nghiệm vì quá nhiều mẫu bệnh phẩm đang chờ xử lý tại các phòng thí nghiệm vốn đang thiếu thốn nhân lực. Một số người đã chết trước khi mẫu bệnh phẩm của họ được phân tích.
"Nếu có hàng nghìn hoặc hàng trăm mẫu cần xét nghiệm, họ sẽ ưu tiên cái nào? Họ sẽ ưu tiên cho những người vẫn còn sống", ông nói.
Adisasmito là chuyên gia y tế công cộng cao cấp nhất trong nhóm chuyên trách Covid-19 của Indonesia và văn phòng báo chí của Tổng thống Joko Widodo thường chuyển câu hỏi cho nhóm chuyên trách.
Theo hướng dẫn Covid-19 gần đây nhất của Bộ Y tế Indonesia, bệnh nhân được phân loại PDP là những người mắc bệnh hô hấp cấp tính, vốn không có lời giải thích lâm sàng nào ngoài Covid-19. Bệnh nhân được phân loại PDP cũng phải là những người từng đến một quốc gia, hoặc khu vực nào đó ở Indonesia, nơi từng ghi nhận ca nhiễm nCoV trong vòng 14 ngày trước khi họ đổ bệnh.
Pandu Riono, một nhà dịch tễ học tại Đại học Indonesia, cho biết phần lớn các trường hợp PDP tử vong là do nCoV, bởi không có cách giải thích nào khác cho triệu chứng của họ.
Theo dữ liệu Reuters có được, số người được chôn cất ở thủ đô Jakarta trong tháng 3 tăng 40%, cao hơn bất kỳ tháng nào kể từ tháng 1/2018. Thống đốc thành phố nói rằng nCoV là lời giải thích duy nhất cho sự gia tăng này.
Indonesia thực hiện 210 xét nghiệm trên một triệu dân, thấp hơn nhiều so với một số quốc gia cùng khu vực. "Tỷ lệ nhiễm và tử vong cao hơn dữ liệu được công bố chính thức vì tỷ lệ xét nghiệm của chúng tôi vẫn rất thấp so với dân số", tiến sĩ Iwan Ariawan, một nhà dịch tễ học của Đại học Indonesia, cho biết.
Chính phủ của Tổng thống Joko Widodo bị các nhà hoạt động và đối thủ chính trị cáo buộc là thiếu minh bạch trong xử lý dịch bệnh. Chính phủ cho biết họ đã thực hiện các biện pháp thích hợp, nhưng Widodo tháng trước thừa nhận một số thông tin đã được giữ kín để công chúng không hoảng loạn.
Tổng thống Indonesia tuần trước yêu cầu các bộ trưởng báo cáo trung thực dữ liệu Covid-19. Chính phủ của ông cũng công bố sáng kiến minh bạch hai tuần trước, nhưng website đăng tất cả dữ liệu về Covid-19 ở nước này vẫn chưa được xây dựng.
Daeng Faqih, chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Indonesia, hối thúc chính phủ tiết lộ số ca nghi nhiễm nCoV qua đời nhưng không được xét nghiệm. Văn phòng đại diện của WHO tại Indonesia cũng cho biết cuối tuần qua rằng những ca tử vong nghi nhiễm nCov nên được công bố.
Adisasmito cho biết chính phủ không che giấu dữ liệu và ông không biết rằng WHO đã kêu gọi công bố số liệu ca tử vong nghi nhiễm nCoV. WHO hôm nay từ chối bình luận.
Huyền Lê
Thêm hàng trăm ca nhiễm nCoV mới ở Đông Nam Á Indonesia ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ lục trong 24 giờ qua, nhiều quốc gia trong khu vực thắt chặt các biện pháp hạn chế để ngăn dịch. Giới chức y tế Indonesia cho biết nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua tăng 247, mức kỷ lục từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này. Tổng số...