Indonesia gấp rút vào TPP vì sợ Việt Nam giành hết cơ hội
Indonesia thay đổi chiến lược, đang gấp rút gia nhập TPP vì sợ Việt Nam tận dụng hết cơ hội từ hiệp định này và gây khó khăn cho doanh nghiệp của họ.
Indonesia lo sợ TPP sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp của họ – Ảnh: Reuters
Theo truyền thông Indonesia, Bộ trưởng Thương mại nước này là ông Thomas T. Lembong đang vận động sự ủng hộ của người dân và các cơ quan đối với kế hoạch tham gia vào TPP của chính phủ Indonesia.
Trước đây Jakarta không mặn mà với TPP, tuy nhiên khi đánh giá cơ hội lớn mà hiệp định sẽ mang lại cho các thành viên buộc chính phủ của Tổng thống Joko Widodo phải thay đổi suy nghĩ và quyết định gia nhập càng sớm, càng tốt.
Video đang HOT
Ông Lembong cho biết điều mà Indonesia lo sợ chính là Việt Nam. Theo ông, với tư cách của nước thành viên, Việt Nam sẽ tận dụng triệt để cơ hội từ TPP và sẽ cạnh tranh với nước khác trong đó có Indonesia. Cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn đối với doanh nghiệp của nước này trong lĩnh vực giày da và dệt may, ngành công nghiệp mà cả Việt Nam và Indonesia đều chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu.
Mối lo ngại của Jakarta còn lớn hơn khi hội nhập kinh tế ASEAN (AEC) bắt đầu từ cuối năm 2015, hàng hóa của Việt Nam sẽ cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Indonesia. Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho biết nước này cố gắng trở thành thành viên của TTP trong vòng 2 năm tới, theo Fire2fashion hôm nay 12.10.
Tổng thống Joko Widodo sẽ thực hiện chuyến công du đến Mỹ vào cuối tháng 10 này để gặp Tổng thống Barack Obama. Trong chuyến đi này, Tổng thống Widodo sẽ đề cập mong muốn gia nhập TPP của Indonesia khi gặp người đứng đầu Nhà Trắng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bà Hillary Clinton bất ngờ phản đối TPP
Bà Hillary Clinton, người từng thường xuyên ủng hộ nỗ lực ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Nhà Trắng khi còn làm ngoại trưởng, đã lên tiếng phản đối hiệp định này vào hôm 7.10.
Bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng - Anh: Reuters
Được ký kết vào ngày 4.10, TPP được đánh giá là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm đến 40% tỉ trọng kinh tế toàn cầu. Hiệp định cũng được xem như là một trong những thành tựu ngoại giao và kinh tế quan trọng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Thế nhưng, bà Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng, lại cho rằng qua những gì bà đã nắm về TPP, hiệp định này không giúp gì được cho việc tạo việc làm, tăng lương và cải tiến an ninh quốc gia Mỹ.
"Tại thời điểm này, tôi không ủng hộ những điều mà tôi đã được biết về TPP. Tôi không cho rằng nó sẽ đáp ứng được những tiêu chuẩn cao mà tôi từng đưa ra. Rủi ro cao đến nỗi, bất chấp chúng ta có nỗ lực hết mình, TPP cũng sẽ chỉ gây hại nhiều hơn là lợi", AFP dẫn lời bà Clinton.
Reuters bình luận quan điểm của bà Clinton về TPP sẽ giúp bà giành được sự ủng hộ từ các nhóm lao động và những người theo đảng Dân chủ có khuynh hướng phản đối hiệp định này vì lo nó sẽ làm mất việc làm và khiến các quy định về môi trường bị suy yếu.
AFP dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết trợ lý của bà Clinton có báo trước cho Nhà Trắng về sự thay đổi quan điểm về TPP của nữ ứng viên.
Bà Clinton gần đây đã bày tỏ ý kiến trái ngược với nhiều chính sách của chính quyền ông Obama, chẳng hạn như đã lên tiếng phản đối dự luật xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL, trong bối cảnh bà đang ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Những tác động địa chính trị của TPP Hội nghị Bộ trưởng Thương mại 12 quốc gia đàm phán TPP kết thúc với một hiệp định thương mại lịch sử, nhưng cũng mang ý nghĩa địa chính trị lớn. Các nước tham gia TPP. Đồ họa: Sunlight Foundation Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 quốc gia vành đai Thái Bình Dương, gồm...