Indonesia duy trì hợp tác tốt đẹp với Mỹ cho dù ai thắng cử Tổng thống
Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Indonesia (UI) Hikmahanto cho rằng, hợp tác song phương giữa Indonesia và Mỹ sẽ tiếp tục và không bị ràng buộc trực tiếp vào kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Sự căng thẳng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 đang diễn ra ở bên kia trái đất cũng được cảm nhận ở Indonesia, đặc biệt là đối với thị trường đầu tư, thương mại. Tuy nhiên, là một đối tác chiến lược của Mỹ, Indonesia sẽ vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp được xây dựng trong 70 năm qua cho dù ai chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này.
Đại sứ Indonesia tại Mỹ Muhammad Lutfi đánh giá sự cạnh tranh giữa Donald Trump và Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến Indonesia.
Indonesia và Mỹ có lịch sử quan hệ ngoại giao lâu dài trong 70 năm, bắt đầu từ khi Đại sứ quán Mỹ mở tại Jakarta vào năm 1949. Hai nước có quan hệ chính trị đan xen nhau, ngoài ra Mỹ cũng có lợi ích toàn diện liên quan đến Indonesia. Trong 4 năm cầm quyền của Donald Trump, không có xung đột gay gắt nào với Indonesia làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa hai nước.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong chuyến thăm Indonesia 29/10/2020. Ảnh: Thư ký Tổng thống Indonesia
Video đang HOT
Indonesia và Mỹ có cùng các giá trị và chuẩn mực của nền dân chủ. Với những giá trị được chia sẻ này, mối quan hệ giữa Indonesia và Mỹ sẽ vẫn là một đối tác bình đẳng. Mỹ cũng là một trong những đối tác hợp tác của Indonesia, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề chiến lược như chống khủng bố, tội phạm mạng, chống đại dịch Covid-19. Indonesia xem tầm quan trọng của sự hiện diện của Mỹ trong khu vực như một đối trọng với sức mạnh của các nước khác.
Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Indonesia (UI) Hikmahanto cho rằng, hợp tác song phương giữa Indonesia và Mỹ sẽ tiếp tục và không bị ràng buộc trực tiếp vào kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Ông nêu lên dẫn chứng về kết quả chuyến thăm Indonesia của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Indonesia cuối tháng 10 vừa qua, trong đó nhất trí tăng cường hợp tác song phương với Indonesia, bao gồm hợp tác an ninh trên Biển Đông và khẳng định tầm nhìn của hai nước về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở. “Về những lời hứa của ông Mike Pompeo, tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này nếu xét rằng chính sách đó đến từ các quan chức của Mỹ”. Ông cũng cho rằng Mỹ có lợi ích trong quan hệ song phương với Indonesia để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto tới Mỹ và chuyến thăm của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Anderson tới Indonesia trong thời gian đại dịch Covid-19 đã minh chứng cho hợp tác quốc phòng ngày một chặt chẽ giữa hai bên. Hai nước nhận thấy tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác song phương bằng cách gia tăng các hoạt động quân sự và hợp tác cùng nhau trong việc duy trì an ninh hàng hải. Nhà quan sát quân sự và quốc phòng Indonesia, ông Connie Rakahundini Bakrie nhận định, dù Biden hay Trump đắc cử, Indonesia cũng sẽ tận dụng mọi cơ hội trên nền tảng các hợp tác đã có. Về vấn đề Biển Đông, theo ông Conie, nếu Trump có cơ hội tái chiếm Nhà Trắng, Mỹ sẽ chiếm ưu thế hơn trong việc xây dựng quyền lực ở Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không kêu gọi Indonesia tham chiến chống lại Trung Quốc, vì theo ông Connie, chính sách đối ngoại của Indonesia rất rõ ràng, cụ thể là độc lập, tự do và năng động đã được nước này nhấn mạnh nhiều lần.
Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ là một trong những đối tác thương mại và đối tác hợp tác lớn nhất của Indonesia. Mỹ cũng là một nguồn đầu tư thông qua nhiều công ty lớn đã cố thủ từ lâu tại Indonesia. Ví dụ, Freeport McMoRan, đã có mặt từ những năm 1960, quản lý một mỏ đồng-vàng ở Papua của Indonesia. Ngoài ra, còn có một công ty dầu khí Chevron Corporation đã hoạt động trong lĩnh vực dầu khí ở Riau từ những năm 1920.
Mặt khác, Mỹ coi Indonesia là một trong những thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của nước này, từ hàng nông sản đến thiết bị quốc phòng. Là quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn nhất thế giới, Mỹ sẽ không ngừng mở rộng lợi ích của mình sang các quốc gia khác bằng cách hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
Mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước có thể thấy được từ việc Chính phủ Mỹ quyết định gia hạn việc cấp cơ sở miễn thuế nhập khẩu thông qua chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Indonesia vào ngày 30/10/2020. Indonesia là quốc gia châu Á duy nhất nhận được ưu đãi này từ Mỹ mà không bị xáo trộn hoặc cắt giảm. Trong khi đó, Mỹ đã thu hồi các cơ sở GSP đối với các quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019.
Thành công này đã thúc đẩy Chính phủ Indonesia quan tâm đến việc tăng cường hợp tác thương mại với Mỹ dưới hình thức thỏa thuận thương mại hạn chế (LTD). Đề án này sẽ cung cấp sự chắc chắn hơn so với các cơ sở ưu tiên chung mà Indonesia hiện có. Với thỏa thuận thương mại hạn chế, thuế nhập khẩu 0% có thể được áp dụng vĩnh viễn cho Indonesia, giúp đạt mục tiêu tăng thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD vào năm 2024./.
Indonesia và Nhật Bản ra mắt trang thông tin thương mại điện tử
Indonesia và Nhật Bản vừa ra mắt trang thông tin thương mại điện tử phục vụ lưu trữ các dữ liệu thương mại và trợ giúp các nhà đầu tư hai nước hoạt động hiệu quả hơn.
Ngày 14/10, Đại sứ Indonesia tại Nhật Bản Heri Akhmadi thông báo sau quá trình chuẩn bị, Indonesia và Nhật Bản đã chính thức ra mắt trang thông tin thương mại điện tử phục vụ cho việc lưu trữ các dữ liệu thương mại và trợ giúp cho các nhà đầu tư giữa hai nước hoạt động hiệu quả hơn.
Trang thông tin điện tử này sẽ cung cấp thông tin dữ liệu kinh tế chính xác và trong tương lai gần trang thông tin này sẽ được Indonesia và Nhật Bản xây dựng thành trung tâm dữ liệu kinh tế chung của hai bên nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế thương mại cho cả hai nước, đặt biệt là trợ giúp đắc lực cho các nhà đầu tư tiềm năng trong quá trình kinh doanh.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt trang thông tin thương mại điện tử, Đại sứ Heri Akhmadi nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế của cả Indonesia và Nhật Bản. Do đó, Indonesia cần xem xét lại chiến lược của mình và mở ra không gian giao tiếp cho các cơ hội mới, không chỉ trong trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Đại sứ Heri Akhmadi cũng xác nhận tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ có chuyến thăm chính thức đến Indonesia trong tháng này. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Suga sẽ gặp Tổng thống Jokowi. Đây chính là động lực và là cơ hội rất tốt để Indonesia và Nhật Bản tăng cường hơn nữa hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhất là đối với kinh tế và thương mại.
Cũng theo Đại sứ Heri Akhmadi, trước thềm chuyến thăm, Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Indonesia đã có cuộc điện đàm rất kỹ lưỡng nhằm thống nhất các chương trình, kế hoạch cụ thể.
Việc Thủ tướng Nhật Bản thăm Indonesia thể hiện rằng Nhật Bản luôn coi Indonesia là quốc gia có các giá trị cơ bản và có quan hệ lịch sử trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Do đó trong thời gian tới các lĩnh vực hợp tác giữa Indonesia và Nhật Bản sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn làm tiền đề thuận lợi và vững chắc cho quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu./.
Ông Sadyr Zhaparov được phê chuẩn làm tân Thủ tướng Kyrgyzstan Tân Thủ tướng Kyrgyzstan, ông Sadyr Zhaparov, 51 tuổi, cho biết sẽ giữ nguyên nội các hiện nay, đồng thời tuyên bố Nga sẽ vẫn là đối tác chiến lược quan trọng của Kyrgyzstan. Ông Sadyr Zhaparov được phê chuẩn làm Thủ tướng mới của Kyrgyzstan. (Ảnh: CAPITAL/TTXVN) Ngày 10/10, Quốc hội Kyrgyzstan đã bỏ phiếu phê chuẩn ông Sadyr Zhaparov làm Thủ...