Indonesia: ‘Đường lưỡi bò’ vô giá trị khi không được LHQ công nhận
Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ của Indonesia trên Biển Đông nhưng một khi không được Liên Hợp Quốc công nhận thì Bắc Kinh cũng không thể làm bất cứ điều gì khác, Đại tá Hải quân Indonesia khẳng định trên Jakarta Post.
Những vạch đứt đoạn trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông
Đại tá Hải quân Indonesia, đồng thời là Chỉ huy trưởng Căn cứ hải quân Tanjung Pinang – ông Agus Heryana – khẳng định quần đảo Natuna thuộc tỉnh Riau ở phía Nam Biển Đông vẫn đang an toàn, nhất là khi khu vực này không nằm trên “đường lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc áp đặt lên Biển Đông.
Tuy nhiên, theo ông, dù Indonesia không phải là một bên tranh chấp nhưng Jakarta cũng nhận thấy nguy cơ xảy ra tranh chấp và bùng nổ xung đột luôn ẩn hiện trước những diễn biến khó lường. Do đó, Hải quân Indonesia thời gian qua đã phải điều thêm 3 tàu chiến tới khu vực này để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Ngoài ra, ông cũng cho biết Jakarta đang lên kế hoạch mở rộng căn cứ trên Biển Đông nhằm đối phó với bất kỳ tình huống nào xảy tới.
Video đang HOT
Vị trí quần đảo Natuna (chữ A) và căn cứ Tanjung Pinang (mũi tên). Ảnh: Google Map
“Các tàu chiến tới vùng biển xung quanh Natuna với mục đích bảo vệ quần đảo này”, ông Agus Heryana cho hay đồng thời nhấn mạnh động thái nằm trong khuôn khổ kế hoạch thành lập Hạm đội miền Trung, trong đó bao gồm cả việc đặt mua 3 tàu ngầm của Hàn Quốc trên cơ sở chuyển giao công nghệ.
Khi được hỏi về “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông, ông khẳng định: “Đây không phải là một vấn đề đối với Indonesia. Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền đối với Natuna. Nhưng một khi không được Liên Hợp Quốc công nhận thì Trung Quốc cũng không thể làm gì được”.
Đây cũng là một trong 3 khu vực, bên cạnh Anambas và Batam, nơi 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác sẽ triển khai cuộc tập trận Komodo 2014 quy mô với sự tham gia của 28 tàu chiến và 4.500 binh sỹ, trong đó có cả Trung Quốc.
Theo Songmoi
"Sát thủ tàu ngầm" của Nga tiến vào Thái Bình Dương
Một đội đặc nhiệm hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hôm nay (19/10) sẽ chính thức khởi hành từ Vladivostok, bắt đầu chuyến đi thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 tháng ở Biển Thái Bình Dương, một phát ngôn viên của Hải quân Nga hôm qua (18/10) cho biết.
Tàu khu trục lớp Udaloy mang tên Đô đốc Vinogradov.
Biệt đội tàu chiến Nga đến làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương bao gồm tàu khu trục lớp Udaloy mang tên Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu Irkut và tàu kéo Kalar tugboat.
"Nhóm tàu Nga sẽ rời Vladivostok - căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương, vào ngày 19/10 để tiến hành một loạt nhiệm vụ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương", Đại tá Hải quân Roman Martov cho biết.
Ông Martov không thông báo cụ thể bản chất các nhiệm vụ mà đội tàu của Nga được giao ở Biển Thái Bình Dương nhưng cho biết lực lượng của họ sẽ thực hiện hai chuyến viếng thăm cảng ở Myanmar và Hàn Quốc.
Các tàu của Nga sẽ tham gia vào cuộc Triển lãm Hàng hải và Đóng tàu Quốc tế Kormarine 2013 trong chuyến thăm đến cảng Busan của Hàn Quốc kéo dài từ ngày 22 đến 25/10, Đại tá Martov cho hay.
Chiến hạm Đô đốc Vinogradov là tàu săn tàu ngầm cỡ lớn thuộc dự án 1155 của Liên Xô cũ. Tàu được sản xuất từ năm 1987 và đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1989. Tàu có chiều dài 163m, rộng 19m, cao 7,8m và có lượng dãn nước 7.480 tấn. Với tốc độ tối đa đạt 29,5 hải lý/giờ, tàu Đô đốc Vinogradov có tầm hoạt động trên 6.500km nên có thể vươn ra các khu vực biển và đại dương cách xa nước Nga.
Chiếc tàu chiến sắp đến Thái Bình Dương được trang bị vũ khí săn ngầm cực mạnh. Đó là tổ hợp tên lửa SS-N-14 - loại vũ khí được dùng cho cả hai nhiệm vụ săn ngầm và đối hạm. Tên lửa thiết kế dựa trên tên lửa SS-N-9 (hay còn gọi là P-120 Malakhit), đạn tên lửa SS-N-14 có trọng lượng gần 4 tấn và dài 7,2m. Tên lửa SS-N-14 trang bị một động cơ đẩy nhiên liệu rắn, mang được các loại đầu đạn khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ đảm nhiệm.
Giống như những người "anh em" khác trong "gia đình" Udaloy, chiến hạm Đô đốc Vinogradov được trang 8 tên lửa SS-N-14, luôn gây ra nỗi kinh hoàng cho tàu ngầm đối phương mỗi khi xuất hiện.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000 do Liên Xô phát triển từ năm 1960.
Mặc dù được thiết kế chính là là để săn ngầm nhưng tàu Đô đốc Vinogradov cũng được trang bị các loại tên lửa và pháo pháo phòng không để đối phó với các mối đe dọa từ trên không.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện tại đang triển khai hai đội đặc nhiệm hải quân khác, một ở Ấn Độ Dương và một ở biển Địa Trung Hải. Đội đặc nhiệm hải quân đang hoạt động ở Ấn Độ Dương được dẫn dắt bởi tuần dương hạm mang tên lửa Varyag trong khi biệt đội thứ hai là một phần của nhóm tàu đóng cố định ở biển Địa Trung Hải và đội này bao gồm tàu khu trục lớp Udaloy mang tên Đô đốc Panteleyev và hai tàu tấn công đổ bộ.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quyết định đơn phương của Trung Quốc là vô giá trị! Trung Quốc thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Cái gọi là tư tưởng Đại bá không còn phù hợp với thế giới hôm nay, khi nhân loại tiến tới nền văn minh với giá...