Indonesia đóng tàu tên lửa tàng hình siêu hiện đại
Ngày 18-4, tập đoàn công nghiệp đóng tàu PT PAL của Indonesia đã tổ chức lễ đặt ky đóng chiếc tàu tên lửa tàng hình thứ 3 thuộc dự án “KCR-60″ cho hải quân nước này.
KCR-60 là thế hệ tàu cao tốc mang tên lửa cỡ nhỏ hiện đại do Indonesia tự nghiên cứu thiết kế và được tập đoàn công nghiệp đóng tàu PT PAL đóng mới trong nước theo hợp đồng của Hải quân.
Tàu được đóng dựa trên cơ sở thiết kế của lớp tàu KRI ban đầu của Hải quân Indonesia, để thay thế cho lớp tàu KRI Klewang.
Trước đó, chiếc tàu lớp KCR-60 đầu tiên đã được hạ thủy và sẽ sớm được biên chế cho hải quân nước này vào tháng 12-2013. Theo kế hoạch, chiếc tàu thứ 2 sẽ được bàn giao vào giữa tháng 3-2014, và chiếc thứ 3 sẽ được biên chế vào giữa tháng 6-2014.
Tàu tên lửa tàng hình mang tên lửa lớp KCR-60 có chiều dài 59,8m, chiều dài tiếp nước 54,82m, chiều ngang tàu rộng 8,1m, trọng lượng giãn nước 460 tấn.
Tàu được bị hệ thống động cơ diesel cho phép đạt tốc độ 28 hải lý/giờ, có khả năng cơ động nhanh nên có thể lẩn tránh khi bị tấn công. Tầm hoạt động của tàu đạt 2.400 hải lý (khoảng 4.000km) với thời gian hoạt động liên tục 9 ngày trên biển. Thủy thủ đoàn gồm 43 người.
Về vũ khí, tàu được trang bị pháo hạm 57mm, 2 pháo phòng không 20mm, 4 tên lửa hành trình đối hạm và 2 hệ thống phóng mồi bẫy nghi trang.
Theo ANTD
Chính phủ Nhật Bản thông qua dự thảo luật bảo vệ tàu thuyền
Ngày 5-4, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một dự luật mà theo đó không chỉ các thủy thủ của nước này mà các nhân viên an ninh nước ngoài làm việc trên các tàu thuyền có treo cờ Nhật có thể dùng vũ khí để bảo vệ các tàu này tránh khỏi cướp biển đặc biệt là ngoài khơi vùng biển Somalia
Tàu tuần duyên của Cảnh sát biển Nhật Bản trên vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
Trong dự thảo luật nêu rõ, các nhân viên an ninh, bảo vệ có thể bắn cảnh cáo ngăn chặn cướp biển khi chúng tiến đến gần mà không cần nhắm bắn mục tiêu. Và trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng vũ khí tấn công trực tiếp với bọn chúng khi thủy thủ đoàn bị đe dọa tấn công hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Dự luật này sẽ áp dụng với những tàu, thuyền mang quốc tịch Nhật Bản đi qua những vùng biển có hải tặc như vùng biển ngoài khơi Somalia và Biển Ả Rập. Khi cập bến tại các cảng ở Nhật Bản, nhà chức trách kiểm tra không còn vũ khí trên tàu mới cho nhập hàng hoặc thủy thủ đoàn mới được lên bờ. Nếu nhân viên an ninh nào vi phạm các điều khoản dự luật có thể bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị phạt tiền lên đến 1 triệu yên.
Dự luật này đang được trình lên Quốc hội Nhật Bản và nếu được thông qua thì dự luật này sẽ là đạo luật đầu tiên của Tokyo cho phép các cá nhân thuộc khối kinh tế tư nhân được mang theo và sử dụng vũ khí hạng nhẹ vì hiện nay tất cả tàu thuyền của Nhật Bản bị cấm chở các nhân viên bảo vệ, an ninh có mang vũ khí theo luật kiểm soát vũ khí.
Theo ANTD
Trung Quốc đưa tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đầu tiên vào hoạt động Giới truyền thông Trung Quốc cho biết, để tăng cường khả năng tác chiến trên biển, Hải quân Trung Quốc vừa tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa (hay khinh hạm) tàng hình thế hệ mới, thuộc lớp 056 và đưa vào khai thác vận hành, với nhiệm vụ chủ yếu là hộ tống và chống ngầm. Tàu hộ vệ tên lửa tàng...