Indonesia đóng mới 4 tàu giám sát hàng hải đối phó với tàu cá nước ngoài
Ngày 12-1, một quan chức chính phủ Indonesia cho biết, Bộ Hàng hải và Thủy sản nước này có kế hoạch sẽ đóng thêm 4 chiếc tàu giám sát mới trong năm 2015, để tăng cường khả năng giám sát chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp tại các vùng biển của họ.
“Theo chương trình Hệ thống tàu giám sát thủy sản Indonesia, bộ sẽ đóng 4 chiếc tàu giám sát mới trong năm nay”, tổng giám đốc Cơ quan Giám sát thủy sản và nguồn lợi hàng hải Indonesia (PSDKP) Asep Burhanudin nói.
Theo ông, 4 chiếc tàu mới này, dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào cuối năm nay, sẽ bổ sung và hỗ trợ cho 27 chiếc tàu giám sát hiện đang do Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia vận hành.
Tàu cá nước ngoài bị chính quyền Indonesia đánh chìm
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng đang nỗ lực hết sức để gia tăng số ngày hoạt động từ 116 lên 210 ngày, và cuối cùng sẽ tăng lên 280 ngày trong một năm”, ông Burhanudin cho biết thêm.
Trước tình trạng nạn đánh bắt cá bất hợp pháp đang diễn biến phức tạp, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan liên quan trong nước có những hành động quyết liệt nhất, để đối phó với các tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt trộm hải sản tại các vùng biển của Indonesia.
Hồi tháng 11-2014, ông Widodo tuyên bố rằng Indonesia sẽ ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp của các tàu cá nước ngoài tại các vùng biển của họ. Nếu cần, có thể đánh chìm chúng, nhưng trước hết phải đảm bảo an toàn cho các thuyền viên trước rồi mới đánh chìm.
Ông Widodo cho rằng, hiện có khoảng 5.400 tàu cá hoạt động trái phép trong các vùng biển của Indonesia và gây thiệt hại về kinh tế cho nước này gần 25 tỷ USD mỗi năm.
Hồi tháng 12-2014, chính quyền nước này đã ra lệnh đánh chìm 3 tàu cá của nước ngoài. 2 tuần sau đó họ tiếp tục cho nổ tung 2 tàu cá của Papua New Guinea và cuối tháng đó tiếp tục cho đánh chìm 2 trong số 5 tàu cá của Thái Lan, bị Indoensia bắt giữ vì đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển nước này. Gần đây nhất, hôm 8-1, nước này lại đánh chìm một chiếc tàu cá của Malaysia.
Theo An ninh Thủ đô
Chiến đấu cơ Libya oanh tạc tàu chở dầu Hy Lạp
Ngày 5/1, lực lượng quân đội thuộc Chính phủ được quốc tế công nhận tại Libya đã không kích tàu chở dầu của Hy Lạp vì tình nghi tàu này đang chở phiến quân Hồi Giáo.
Tàu chở dầu Araevo bị không kích khi đang neo đậu tại cảng Derna (Ảnh:Marine Traffic)
Trang BBC dẫn lời người phát ngôn Quân đội quốc gia Libya (LNA) Ahmad Al-Mismari ngày 5/1 khẳng định chiến đấu cơ của LNA đã oanh tạc con tàu chở dầu mang tên Araevo đang neo đậu tại cảng Derna miền Đông Libya. Vụ không kích diễn ra vào ngày 4/1 đã khiến 2 thuyền viên thiệt mạng, cùng 2 người khác bị thương.
Phát ngôn viên Al-Mismari khẳng định, LNA tình nghi con tàu treo cờ Liberia đang chở phiến quân Hồi giáo. Hơn nữa, khi vào thành phố Derna, tàu này đã không tuân theo các lời cảnh báo của quân đội. Do đó, LNA đã quyết định tấn công con tàu đầy khả nghi này.
Theo BBC, con tàu Araevo thuộc sở hữu của Công ty Quản lý vận tải biển Aegea, có trụ sở tại thủ đô Athens, Hy Lạp. Vào ngày 4/1, khi đang chở khoảng 12.600 tấn dầu thô và 26 thành viên thủy thủ đoàn, tàu đã bị Libya không kích.
Hy Lạp đã gọi đây là một cuộc tấn công "hèn hạ" và yêu cầu chính phủ Libya điều tra để trừng phạt những kẻ đã tiến hành vụ không kích này.
Cũng trong ngày 5/1, Turkish Airlines - hãng hàng không nước ngoài duy nhất vẫn thực hiện các chuyến bay tới Libya - đã ngừng các chuyến bay tới thành phố Misrata của Libya do lo ngại tình trạng an ninh tại đây đang mỗi lúc một xấu đi. Hiện Turkish Airlines đang cân nhắc có tiếp tục bay tới các thành phố khác của Libya như thủ đô Tripoli, Benghazi và Sebha hay không.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Nga sẽ đưa đoàn tàu hạt nhân vào hoạt động Quân đội Nga đã xác nhận sẽ đưa đoàn tàu hạt nhân Barguzin vào hoạt động trong năm 2019, bước đi nhằm đối phó với dự án Tấn công nhanh toàn cầu (CPGS) của Mỹ. Trong năm 2014, Mátxcơva cũng từng tuyên bố sẽ tái triển khai các đoàn tàu hạt nhân. Đoàn tàu hạt nhân mang tên lửa RS-24-Yars của Nga dự...