Indonesia đón hơn 90.000 công dân về nước do dịch Covid-19
Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Indonesia, tính đến ngày 11/5, Indonesia đã đón hơn 90.000 công dân trở về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi ngày 11/5 thông báo, hiện nay có khoảng 72.966 công dân Indonesia trở về từ Malaysia. Trong đó 65% là trở về bằng đường biển, 20% đi đường bộ và 15% trở về bằng đường hàng không.
Sự trở về của các công dân Indonesia liên quan đến việc gia hạn lệnh kiểm soát phong trào của Malaysia năm 2020 (MCO) để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, có 14.244 thuyền viên Indonesia hồi hương bằng đường biển và đường không. Ngoài ra, có gần 2.000 người Indonesia từ Saudi Arabia, Kuwait, Algeria, Cairo và Oman cũng đã trở về nước ngày ngày 11/5.
Indonesia đón hơn 90.000 công dân về nước do tác động của dịch Covid-19. (Ảnh: CNN Indonesia).
Bộ Ngoại giao Indonesia yêu cầu, các công dân từ nước ngoài trở về phải tuân thủ các quy trình y tế hiện hành theo Thông tư số 1313 của Bộ Y tế Indonesia năm 2020. Lực lượng phản ứng nhanh với Covid-19 sẽ thực hiện việc kiểm dịch độc lập.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người đứng đầu các khu vực được yêu cầu sẵn sàng đón nhận các công dân Indonesia trở về quê hương. Nữ Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh, sự hợp tác giữa chính quyền trung ương và địa phương là chìa khoá để xử lí dòng người hồi hương về nước một cách an toàn.
Tính đến ngày 10/5 có 734 công dân Indonesia ở nước ngoài về nước mắc Covid-19, trong đó có 372 trường hợp đã hồi phục và 321 trường hợp khác vẫn đang được chăm sóc tại các bệnh viện. Cũng theo số liệu của Bộ Ngoại giao Indonesia, 41 công dân Indonesia ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tử vong do mắc Covid-19./.
Indonesia lên án hành động vô nhân đạo của tàu cá Trung Quốc hải táng thủy thủ
Indonesia hôm 10/5 lên án vụ tàu cá Trung Quốc hải táng thủy thủ Indonesia, khẳng định đây là hành động vô nhân đạo.
Trong cuộc họp trực tuyến hôm 10/5, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết 49 ngư dân Indonesia, từ 19 đến 24 tuổi bị buộc phải làm việc trung bình hơn 18 giờ/ngày trên ít nhất 4 tàu cá Trung Quốc.
Bà Marsudi khẳng định một số ngư dân không được trả công và không nhận được phần tiền đã thỏa thuận về công việc của mình. Công việc mệt mỏi và điều kiện làm việc tồi tệ trên các tàu cá Trung Quốc khiến nhiều thủy thủ Indonesia mắc bệnh và 3 người thiệt mạng. Thi thể 3 người này sau đó bị thả xuống biển ở Thái Bình Dương.
"Chúng tôi lên án cách đối xử vô nhân đạo với các thành viên thủy thủ đoàn Indonesia làm việc trên tàu đánh cá Trung Quốc. Dựa trên thông tin từ các thủy thủ đoàn, công ty tàu cá Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền", Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Ảnh: Tribun News)
Theo bà Marsudi, gần như tất cả thủy thủ Indonesia làm việc trên 4 tàu cá Trung Quốc đã được hồi hương sau khi trải qua thời gian cách ly vì dịch COVID-19 bắt buộc tại khách sạn ở thành phố Busan (Hàn Quốc), nơi các tàu cập cảng sau 13 tháng trên biển.
Vài ngày sau đó, truyền thông địa phương Hàn Quốc đăng tải các video làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của dư luận.
Hôm 5/5, một thuyền viên Indonesia không rõ danh tính nói với đài MBC của Hàn Quốc về sự đối xử không công bằng mà anh và các thuyền viên Indonesia khác nhận được khi làm việc trên tàu cá Trung Quốc.
MBC cùng với đó phát sóng đoạn video ghi lại cảnh thi thể ngư dân Indonesia bị thả xuống biển từ một trong các tàu cá Trung Quốc.
"2 ngư dân Indonesia khác chết trước đó cũng bị bỏ rơi. Một số thuyền viên bị bệnh trong hơn 1 tháng nhưng không được chăm sóc y tế", thuyền viên trên cho hay.
Các thành viên thủy thủ đoàn Indonesia được trả ít hơn 300 USD (hơn 7 triệu đồng) cho 1 năm làm việc trên tàu cá Trung Quốc, ít hơn rất nhiều so với 300 USD/tháng thỏa thuận trong hợp đồng, theo nhóm luật sư Indonesia đại diện cho 14 trong số 49 ngư dân.
Bà Marsudi cho biết chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú ý tới vụ việc và chính quyền 2 nước sẽ mở cuộc điều tra chung về các cáo buộc chống lại công ty đánh cá Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng công ty này phải thi hành các quyền của các thủy thủ đoàn Indonesia", bà này cho hay.
Trước đó, hôm 7/5, Indonesia triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Tiêu Thiên để bày tỏ lo ngại của Jakarta về điều kiện sinh sống trên tàu vốn bị nghi là nguyên nhân khiến 4 thuyền viên Indonesia thiệt mạng.
Các ưu tiên ngoại giao của Indonesia trong ứng phó với Covid-19 Bà Marsudi cho biết, ưu tiên ngoại giao của Indonesia bao gồm cả việc đảm bảo sự hợp tác giữa các nước để cùng nhau chiến đấu với dịch Covid-19. Ngày 16/4, Ngoại trưởng Indonesia đã cho biết các ưu tiên ngoại giao của Indonesia trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19 hiện nay, trong đó có đảm bảo sự hợp tác giữa...