Indonesia điều trực thăng bảo vệ đảo trước Trung Quốc ‘khát biển’
Báo mạng Wantchinatimes (Đài Loan) vừa dẫn tin từ Thời báo Hoàn cầu TQ rằng, với việc triển khai các trực thăng tấn công AH-64 tới quần đảo Natuna – cách khu vực tranh chấp Biển Đông khoảng 200km – Indonesia đã trở thành một đối thủ tiềm năng mới của TQ ở vùng biển này.
Quyết định điều trực thăng tấn công AH-64 tới quần đảo Natuna được Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đưa ra trước khi ông rời nhiệm sở vào cuối tháng này.
Sau một cuộc diễu binh nhân kỷ niệm 69 năm thành lập các lực lượng vũ trang Indonesia, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã ra quyết định nói trên trước khi rời nhiệm sở vào cuối tháng này.
Ông Yudhoyono lên nắm quyền vào tháng 10/2004. Trong 10 năm làm Tổng thống Indonesia, ông đã dành nguồn lực lớn để hiện đại hóa quân đội quốc gia, mua nhiều hệ thống vũ khí hiện đại như tàu ngầm tấn công Type 209, xe tăng chiến đấu Leopard 2 và trực thăng tấn công AH-64E Apache…
Indonesia không đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng coi quần đảo Natuna có thể là một “điểm nóng” vì khoảng cách khá gần các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và thực tế rằng, một bản đồ TQ xuất bản năm 1993 tuyên bố quần đảo này là lãnh thổ TQ.
Cuối tháng 9 vừa qua, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit – người đứng đầu Cơ quan phối hợp an ninh biển của Indonesia tại một diễn đàn an ninh hàng hải đã nói thẳng rằng, vùng biển bao quanh nhiều hòn đảo của Indonesia (chỉ Biển Đông) đang thực sự gặp nguy hiểm trước sự hiện diện theo chiều hướng ngày một xâm lấn của TQ.
“Đây rõ ràng là một mối đe doạ thực sự cho Indonesia”, ông Desi cũng là một chủ nhiệm khoa ở trường Đại học Quốc phòng Indonesia, nói. Theo ông, quốc đảo Indonesia cần phải chuẩn bị trước những động thái mà TQ có thể thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa yêu sách chủ quyền.
Trong khi đó, tờ báo hàng đầu Indonesia – Jakarta Post – nhấn mạnh, vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở phần phía nam của eo biển Malacca trên lý thuyết hiện giờ chưa thuộc vùng lãnh hải mà TQ đòi chủ quyền nhưng Bắc Kinh cũng không làm rõ lập trường của họ về vùng đặc quyền kinh tế. Hơn nữa, eo biển Malacca được thừa nhận là một vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt cho việc giám sát các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
Video đang HOT
TQ và một số nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông. Trong đó, TQ đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển quan trọng này, bất chấp các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Họ cũng không ngại ngần sử dụng sức mạnh quân sự trỗi dậy để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền với mưu toan vẽ lại biên giới trên biển có lợi cho mình.
Theo Vietnamnet
Thủ đoạn tuyển dụng tình báo rất nguy hiểm của Trung Quốc
Báo chí Đài Loan vừa thông tin về một vụ một cựu sỹ quan cao cấp của đảo này bị tình báo Trung Quốc mua chuộc và dụ dỗ.
Thủ đoạn tuyển dụng tình báo rất nguy hiểm của Trung Quốc.
Theo phản ánh, để đánh cắp được các thông tin quan trọng về các hệ thống vũ khí mới từ quân đội Đài Loan, tình báo Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài dụ dỗ và tuyển mộ các cựu sỹ quan Đài Loan đã nghỉ hưu thông qua hoạt động của các doanh nhân đang làm việc tại Hoa Lục.
Bằng thủ đoạn này, Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch ép buộc các đối tượng bị mua chuộc tham gia vào các hoạt động chống lại chính quê hương mình.
Trang Defense News có trụ sở tại Mỹ gần đây có đăng bài viết của các giả Defense News Wendell Minnick có đề cập vấn đề hết sức nghiêm trọng này.
Tác giả Wendell Minnick đã liệt kê danh sách nhiều sỹ quan Đài Loan đã làm việc, bán thông tin về hệ thống máy bay cảnh báo sớm E-2K Hawkeye; hệ thống chống tên lửa đạn đạo PAC-2, PAC-3 (Patriot Advanced Capability); hệ thống tên lửa phòng không Hawk cũng như thông tin về hệ thống camera hồng ngoại vô tuyến Raytheon Palm IR-500 của quân đội Hoa Kỳ cho tình báo Trung Quốc trong những năm gần đây.
Trong khi đó, Peter Mattis - một học giả nghiên cứu từ quỹ Jamestown Foundation cho rằng Trung Quốc tìm cách tiếp cận và dùng tiền tuyển mộ các sỹ quan chuyên nghiệp chưa hoặc đã về hưu của quân đội Đài Loan để đánh cắp các thông tin mật, quan trong thông qua đảo này.
Các nguồn tin từ Bộ quốc phòng Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã tìm cách thu thập dữ liệu liên quan đến chương trình Po Sheng C4I; hệ thống phòng không Anyu-4 cải tiến; công nghệ tác chiến điện tử Shuan-Ji và dự án vũ khí Wan Chien thông qua thủ đoạn tuyển dụng các sy quan, cán bộ quân sự đã nghỉ hưu.
Chuyên gia Peter Mattis nhận định rằng đa số các vụ án gián điệp liên quan đến sỹ quan Đài Loan bị phát hiện và bắt giữ đều có động cơ tiền bạc chứ không liên quan gì đến vấn đề chính trị hay ý thức hệ.
Peter Mattis đã lấy một dẫn chứng từ trường hợp Phó đô đốc Đài Loan có tên Ko Cheng-sheng sau khi về nghỉ hưu đã bị một doanh nhân gốc Đài tuyển mộ theo lệnh của tình báo Trung Quốc.
Doanh nhân gián điệp này khi tiếp cận với Phó đô đốc Ko Cheng-sheng đã giới thiệu cựu sỹ quan Đài Loan với các thành viên của một tổ chức có tên Cục hoạt động mặt trận thống nhất cũng như 1 tổ chức khác có tên là Phòng 7 Thành Phố Thượng Hải.
Hai tổ chức này được cho là mạng lưới gián điệp do tình báo quân đội Trung Quốc chỉ huy và điều hành. Đây là tổ chức điều phối các hoạt động gián điệp phục vụ Trung Quốc được thành lập từ 1998 đến năm 2007.
Ko Cheng-sheng sau khi bị phát hiện đã bị bắt và xử tội làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục. Ko Cheng-sheng bị buộc tội cung cấp cho Trung Quốc kế hoạch tác chiến Guan vốn được thiết kế cho chiến lược phòng thủ Đài Loan và Penghu.
Viết trên trang Defense News, Wendell Minnick trích dẫn chuyên gia Matthis cho biết:
"Ngoài các mạng lưới do Bộ an ninh Trung Quốc, Cục 2 thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc (PLA), những người Đài Loan đang làm ăn tại Trung Quốc cũng là đối tượng được các cơ quan tình báo của Bắc Kinh lôi kéo, tuyển mộ, đáng chú ý, một số đơn vị gián điệp đang hoạt động tại Đài Loan được cho là thuộc Tổng cục chính trị quân đội TQ điều hành".
"Những sỹ quan quân đội Đài Loan đang làm nhiệm vũ cũng đã trở thành các mục tiêu được các cơ quan tình báo của Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài nhắm tới".
Thiếu tướng quân đội Đài Loan Lo Hsien-che, một tùy viên quân sự của Đài Loan công tác tại Thái Lan từ 2002 đến 2005 cũng đã trở tành mục tiêu tuyển mộ, dụ dỗ thành công của tình báo Trung Quốc ở địa bàn nước ngoài.
Lo Hsien-che sau khi về nước đã được bổ nhiệm giữ chức vụ cao trong đó có quyền nắm bắt các thông tin quan trọng của cực thông tin điện tử của quân đội Đài Loan.
Lo Hsien-che sau đó đã bán cho tình báo Trung Quốc các tài liệu giải thích cách viết mật mã của quân đội Đài Loan cũng như cung cấp các thông tin tín hiệu tình báo tuyệt mật mà Đài Loan và Mỹ đang sử dụng chung.
Năm 2012 Lo Hsien-che bị bắt và kết án chung thân với tội danh bán thông tin mật, phản quốc vào năm 2012.
Theo các phân tích, các sỹ quan quân đội Đài Loan sau khi nghỉ hưu mà bị tình báo Trung Quốc dụ dỗ thường được giao nhiệm vụ tuyển các sỹ quan và nhân viên quân sự quan trọng đang tại ngũ để từ đó khai thác thông tin bán, giao nộp cho tình báo Trung Quốc.
Mỗi lần có đề án có tiềm năng, tình báo TQ sẽ chi rất nhiều tiền để những người đã bị dụ dỗ có thể mạnh tay hành động.
Theo Giáo Dục
"Lãnh đạo Trung Quốc thỏa hiệp với láng giềng sẽ thành kẻ phản bội" Hành vi của Trung Quốc không chỉ phản ánh sự gia tăng mức độ tự tin của các nhà lãnh đạo mà còn tăng cả sự bất an của bộ máy nhà nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo đuổi đường lối quân sự cứng rắn trên Biển Đông kể từ khi lên nắm quyền. Howard French, một nhà bình...