Indonesia điều tra quán cà phê phát xít
Nhà chức trách Indonesia đang điều tra một quán cà-phê kiểu phát xít sau khi quán này vấp phải sự phản ứng dữ dội từ người dân và du khách.
Nhà chức trách Indonesia đang lên kế hoạch yêu cầu một chủ nhà hàng giải thích lý do ông này mở một cửa hàng cà-phê kiểu Đức Quốc xã khiến người dân và du khách đến đây không khỏi xôn xao.
Trong quán cà-phê có tên Soldatenkaffee nà có một bức tường màu đỏ với những đồ vật liên quan đến phát xít Đức, trong đó có một lá cờ thập ngoặc lớn và bức chân dung khổng lồ của trùm phát xít Đức Adolf Hitler.
Quán cà-phê trang trí kiểu phát xít Đức
Nhân viên của quán này mặc đồng phục của lực lượng SS (lực lượng cảnh sát ngầm của Đức Quốc xã), thậm chí còn chụp hình trước quán cà-phê này và tung lên Facebook.
Video đang HOT
Quán cà-phê này được mở cửa từ tháng 4/2011 ở Bangdung, thủ phủ đảo Tây Java, một trong những thành phố du lịch lớn nhất của Indonesia. Gần đây một tờ báo tiếng Anh ở địa phương viết về quán cà-phê này và làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận người dân Indonesia và du khách nước ngoài trên các mạng xã hội.
Ông Ayi Vivananda, Phó Thị trưởng Bandung cho biết hôm thứ Năm ông đã gửi giấy triệu tập chủ quán cà-phê Henry Mylyana đến gặp nhà chức trách để giải thích về động cơ mở quán cà-phê này nhằm xác định xem chủ quán này có nhằm mục đích kích động hận thù dân tộc không.
Ông Vivananda cho biết: “Những biểu tượng này đã được toàn thế giới công nhận là đại diện cho bạo lực và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.”
Tuy nhiên chủ quán Mulyana cho biết mục đích trang trí quán bằng biểu tượng phát xít của ông này không phải nhằm dung dưỡng thù hận mà chỉ để thu hút khách hàng, đồng thời phủ nhận cáo buộc ủng hộ phát xít hay Hitler.
Ông này bày tỏ: “Tôi chỉ là một doanh nhân, không phải chính trị gia. Tôi có quyền thiết kế nhà hàng của mình bằng bất cứ thứ gì thu hút được khách hàng. Tôi chắc chắn không vi phạm điều luật nào cả.”
Ông cũng cho biết những tranh cãi trong dư luận đã buộc ông phải tạm thời đóng cửa nhà hàng, tuy nhiên ông từ chối trả lời về việc có thay đổi phong cách trang trí kiểu phát xít này nếu nhà chức trách yêu cầu hay không.
Theo Khampha
Huyền thoại sống Mandela
Nhà lãnh đạo Nelson Mandela - được LHQ lấy ngày sinh (18-7) làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela hàng năm nhằm thúc đẩy việc xây dựng hòa bình, ổn định và công bằng trên toàn thế giới - là một huyền thoại sống đối với không chỉ người dân Nam Phi.
Những hình ảnh của huyền thoại sống Nelson Mandela được trưng bày tại thành phố Cape Town Ảnh: thegrio.com
Trên khắp thế giới, nhất là tại đất nước Nam Phi, đang diễn ra những hoạt động sôi nổi và phong phú để kỷ niệm nhà lãnh đạo Nelson Mandela tròn 95 tuổi (18-7-2013). Đại hội đồng LHQ cũng lấy ngày vị lãnh tụ của nhân dân Nam Phi tròn 95 tuổi để tổ chức Diễn đàn đặc biệt kỷ niệm Ngày quốc tế Nelson Mandela với sự tham dự của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cùng đại diện 193 quốc gia thành viên.
Trong thông điệp gửi đi từ diễn đàn, Tổng thư ký LHQ đã dành những lời tốt đẹp nhất cho cựu Tổng thống Nam Phi Mandela, người đã có 67 năm đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp hòa bình, nhân đạo, công bằng xã hội và hòa giải dân tộc. Ông Ban Ki-moon khẳng định việc Đại hội đồng LHQ từ năm 2009 lấy ngày sinh nhật của ông Mandela làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela là nhằm công nhận vai trò vô cùng quan trọng của một chiến sĩ huyền thoại, một vị Lãnh tụ trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất của "Lục địa Đen".
Sinh ngày 18-7-1918 tại thành phố Cape Town (Nam Phi), Nelson Mandela đã sớm trở thành nhà lãnh đạo mặt trận giải phóng dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid khét tiếng hà khắc từ những năm 40 của thế kỷ trước. Năm 1962, ông Mandela bị chính quyền bắt giam và bị kết án chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.
Suốt 27 năm trong nhà tù của chế độ Apartheid tàn bạo, Mandela luôn kiên cường, bất khuất, đấu tranh không khoan nhượng chống lại chế độ phân biệt chủng tộc. Tấm gương đấu tranh của ông Mandela là nguồn động viên, khích lệ vô cùng to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc không chỉ ở Nam Phi.
Ra tù nhờ cuộc đấu tranh của Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và nhân dân Nam Phi, cùng sự ủng hộ rộng rãi trên thế giới, Mandela đã dẫn dắt ANC giành thắng lợi vẻ vang, đánh đổ chủ nghĩa Apartheid và tiến hành cuộc một cuộc tổng tuyển cử lịch sử năm 1991. Chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử mà lần đầu tiên đa số người da đen Nam Phi được bỏ phiếu, Mandela trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của nước này.
Từ Diễn đàn đặc biệt kỷ niệm Ngày quốc tế Nelson Mandela, Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh khẩu hiệu "Bắt đầu hành động để mở ra con đường đến với những thay đổi", Ngày quốc tế Nelson Mandela là hồi chuông thúc giục nhân loại tích cực tham gia vào việc xây dựng hòa bình, ổn định và công bằng xã hội trên toàn thế giới. Theo người đứng đầu LHQ, đây là món quà có ý nghĩa nhất dành tặng Nelson Mandela hiện đang phải chiến đấu để giành giật sự sống trên giường bệnh, và cầu mong những điều tốt lành nhất đến với ông - một vĩ nhân của thời đại, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những giá trị cao quý nhất của nhân loại.
Theo ANTD
Thế giới mừng sinh nhật lần thứ 95 của Nelson Mandela Thế giới tưng bừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 95 của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào hôm nay, 18.7, trong lúc người anh hùng chống chủ nghĩa Apartheid vẫn đang chiến đấu với căn bệnh nhiễm trùng phổi tại bệnh viện. Các học sinh trên khắp đất nước Nam Phi sẽ bắt đầu ngày học mới với bài hát...