Indonesia đề xuất hộ tống tàu thuyền đến Philippines
Ngày 13/7, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đã đề xuất hộ tống quân sự cho các tàu thuyền qua lại trên những tuyến hàng hải nguy hiểm đến Philippines, nơi hàng chục thuyền viên đã bị các phiến quân Hồi giáo bắt cóc trong những tháng gần đây.
Theo Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu, các tàu thuyền khởi hành từ Indonesia nên đi theo nhóm trên một tuyến hàng hải đã được định sẵn. Các tàu thuyền này cần được nhân viên quân sự đi cùng và được tàu hải quân Indonesia hộ tống. Khi đến hải giới của Philippines, lực lượng hải quân Philippine nên tiếp quản công tác hộ tống các tàu thuyền cho đến khi cập cảng an toàn.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia.
Từ đầu năm đến nay, 24 thuyền viên Indonesia và một số thuyền viên Malaysia đã bị bắt cóc khi đang thực hiện hành trình trên tuyến đường biển huyết mạch giữa ba nước (Indonesia, Malaysia và Philippines). Vụ bắt cóc mới nhất xảy ra vào cuối tuần qua khi 3 thuyền viên Indonesia bị những tay súng có vũ trang bắt cóc tại vùng biển Malaysia và bị đưa tới miền Nam Philippines.
Video đang HOT
Nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf ở Philippines, vốn khét tiếng với các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc, bị cáo buộc là thủ phạm thực hiện các vụ bắt cóc này.
Thành lập từ đầu những năm 1990, Abu Sayyaf hiện quy tụ khoảng 400 phần tử Hồi giáo cực đoan chủ yếu hoạt động ở miền Nam Philippines, tiến hành nhiều vụ bắt cóc tống tiền, đánh bom và hành quyết con tin, tạo ra một trong những mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất ở Philippines. Nhóm này bị cáo buộc là thủ phạm các vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất tại Philippines, trong đó có vụ đánh bom một chiếc phà tại Vịnh Manila năm 2004 làm hơn 100 người thiệt mạng. Abu Sayyaf tuyên bố thúc đẩy một nhà nước Hồi giáo độc lập gồm một phần đảo Mindanao và quần đảo Sulu của Philippines.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc tuyên bố có quyền lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ
Bắc Kinh tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để "bảo vệ chủ quyền" ở Biển Đông, bao gồm việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
Bắc Kinh chỉ trích Philippines dựng lên những lời "nói dối" để phủ nhận lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh: Guardian
Theo Tân Hoa xã, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn trong cuộc gặp với Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini tuyên bố "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi PCA là "con rối" của các thế lực bên ngoài sau phán quyết ngày 12-7.
"Trung Quốc sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải và lợi ích của mình", Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết trên trang nhất ngày 13-7.
Trong sách trắng công bố ngày 13-7, Trung Quốc còn khẳng định tàu cá của họ bị Philippines quấy rối và tấn công ở khu vực Trường Sa.
"Về việc Trung Quốc có thiết lập ADIZ ở Biển Đông hay không, chúng tôi phải nói rõ là Trung Quốc có quyền này... Nhưng chúng tôi có làm điều này hay không phụ thuộc vào mức độ đe dọa chúng tôi đối mặt", phó ngoại trưởng Trung Quốc Liu Zhenmin tuyên bố trước các phóng viên ở Bắc Kinh. Ông này cũng nhắc lại lời kêu gọi đàm phán song phương với Manila về Biển Đông.
Các quan chức Mỹ trước đó bày tỏ lo ngại Trung Quốc sẽ phản ứng trước phán quyết PCA bằng cách thiết lập ADIZ ở Biển Đông như cách họ làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013. Khả năng khác là Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo.
Theo Forbes, phán quyết của PCA và cả phản ứng của Trung Quốc trên thực tế không gây bất ngờ với những người đã theo dõi tình hình tranh chấp ở Biển Đông nhiều và hiểu rõ về tính hiệu lực của những phiên tòa quốc tế như PCA.
Trung Quốc từng là một trong số 11 nước tham gia thỏa thuận từ năm 2002 về giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ thông qua đàm phán căn cứ theo Công ước LHQ về luật biển, đây cũng là căn cứ mà PCA trích dẫn trong phán quyết của tòa hôm qua (12-7).
Chuyên gia Tara Plochocki của Hãng luật Lewis Baach có trụ sở tại Washington là người thường xuyên giải quyết các tranh chấp quốc tế nhận định: "Từ 14 năm trước người ta cũng có thể thấy bất cứ phán quyết nào của tòa quốc tế tại Hague đưa ra cũng sẽ không được phía Trung Quốc chấp thuận".
Theo Tuổi Trẻ
Đã kết lúc Canada cần lên tiếng về vấn đề Biển Đông Lâu nay, Canada luôn thực thi chính sách im lặng trong vấn đề Biển Đông vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, giờ là lúc quốc gia Bắc Mỹ này cần phá vỡ sự im lặng trên để không chỉ can dự tốt hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn tìm kiếm cơ hội tham gia vào...