Indonesia đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về pin xe điện
Ngày 10/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố nước này không chỉ dừng lại ở việc khai thác các mỏ niken mà còn phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn như pin lithium và sản xuất xe điện (EV).
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Thức tỉnh công nghệ quốc gia lần thứ 26, Tổng thống Joko Widodo cho biết Chính phủ Indonesia đang tập trung ứng phó với đại dịch COVID-19 song cũng cần tiến hành cải cách cơ cấu cho tương lai. Theo đó, Indonesia không chỉ nên khai thác các nguồn tài nguyên dồi dào mà còn phải gia tăng giá trị bằng cách phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn như sản xuất pin lithium và sản xuất EV. Càng nhiều chuỗi cung ứng được sản xuất trong nước, giá trị gia tăng của quốc gia càng lớn, song “công nghệ mới là then chốt”.
Tổng thống Widodo khẳng định: “Định hướng tới một nền kinh tế xanh là rất rõ ràng. Thị trường thế giới sẽ tập trung vào các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là những sản phẩm ít carbon, hiệu quả về tài nguyên và hòa nhập xã hội. Tương tự như vậy với nền kinh tế kỹ thuật số, một lần nữa chìa khóa chính là công nghệ”.
Tháng trước, Bộ Công nghiệp Indonesia công bố nước này có trữ lượng nickel lớn nhất thế giới. Tính đến nay, Indonesia đã có 5 nhà cung cấp nguyên liệu pin, gồm Huayue Niken Cobalt, QMB New Energy Material, Weda Bay Nickel, Halmahera Persada Lygend và Nhà máy luyện niken Indonesia. Ngoài ra, Indonesia cũng có 4 nhà sản xuất pin đang hoạt động, gồm ABC Everbright, International Chemical Industry, Panasonic Gobel và Energizer.
Trong tháng 7, Hyundai cũng thông báo sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất pin lithium-ion NCMA với công suất tối đa 10 GWh mỗi năm tại huyện Karawang, tỉnh Tây Java. Với tổng vốn đầu tư 1,1 tỷ USD, nhà máy là kết quả của liên doanh giữa Tập đoàn Hyundai Motor Group và công ty LG Energy Solution. Cơ sở này dự kiến được khởi công trong năm nay và sẵn sàng sản xuất hàng loạt từ năm 2024, chủ yếu dành cho các thương hiệu EV của Hyundai và Kia.
Bộ Công nghiệp Indonesia cũng đã công bố lộ trình phát triển EV với mục tiêu sản xuất 600.000 xe EV và 2,45 triệu xe máy điện vào năm 2030. Chính phủ sẽ hỗ trợ mục tiêu này bằng cách đặt mua hơn 531.000 EV và xe máy điện làm xe công vụ từ nay đến năm 2030, trong đó có 13.000 EV và gần 40.000 xe máy điện ngay trong năm nay.
Cho đến nay, mới chỉ có hãng Hyundai của Hàn Quốc tuyên bố sẽ sản xuất EV từ năm tới tại Indonesia. Ngoài ra, các nhà sản xuất khác cam kết sản xuất xe ô tô sử dụng động cơ hybrid tại quốc gia này bắt đầu từ năm 2022 với vốn đầu tư ban đầu lên tới hàng nghìn tỷ Rupiah. Cụ thể, công ty Toyota cam kết sản xuất 10 mẫu xe hybrid tại Indonesia vào năm 2024, bắt đầu với mẫu Innova Hybrid vào năm 2022. Hãng Suzuki sẽ sản xuất mẫu xe Ertiga Mild Hybrid vào năm 2022 và XL7 Mild Hybrid vào năm 2023, trong khi Mitsubishi đặt mục tiêu sản xuất mẫu xe Xpander Hybrid vào năm 2023.
Indonesia huy động thêm 18.000 nhân viên truy vết COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia sẽ triển khai 17.000-18.000 nhân viên truy vết COVID-19 tại các địa phương trên khắp cả nước, bắt đầu từ tháng 8 tới.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại trung tâm dã chiến ở Tangerang, Indonesia, ngày 17/7/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Ngày 29/7, Trưởng bộ phận truy vết thuộc Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19 Koesmedi Priharto cho biết động thái này được thực hiện sau khi có chỉ thị từ chính quyền trung ương. Theo ông Koesmedi, hiện lực lượng này vẫn đang tiến hành đánh giá các điều kiện ở từng khu vực, đồng thời xây dựng các bước triển khai. Mỗi nhân viên truy vết sẽ chịu trách nhiệm về một khu vực được chỉ định.
Cùng ngày, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh cho tất cả các cấp làm mọi cách để giảm thiểu số người tử vong do COVID-19. Theo chỉ thị này, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan đã yêu cầu tất cả các bộ ngành và địa phương tăng cường các nỗ lực xét nghiệm, truy vết và điều trị (3T) với mục tiêu soát xét ít nhất 8 người tiếp xúc gần mỗi bệnh nhân COVID-19.
Trước đó hôm 26/7, Tư lệnh Quân đội Indonesia (TNI) - Nguyên soái Hadi Tjahjanto cho biết lực lượng này đã triển khai 63.000 binh sĩ tham gia truy vết những người tiếp xúc gần với các bệnh nhân COVID-19 trong một nỗ lực hỗ trợ Chính phủ nhanh chóng kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Ngoài các binh sĩ, Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia (BNPB) cũng thông báo sẽ huy động thêm 7.000 nhân viên truy vết.
Cũng trong ngày 29/7, Phó Thống đốc Jakarta Ahmad Riza Patria cho biết tỷ lệ lấp đầy giường (BOR) tại các bệnh viện được chỉ định chữa trị bệnh nhân COVID-19 ở khu vực thủ đô đã giảm từ mức 69% vào ngày 27/7 xuống còn 64% vào ngày 28/7. Phát biểu với các phóng viên ngày 29/7, ông Riza cho hay tỷ lệ lấp đầy các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) ở thủ đô của Indonesia cũng giảm từ mức 90% xuống còn 86%.
Indonesia sẽ tiến hành cải tổ Nội các vào ngày 28/4 Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) sẽ tiến hành cải tổ Nội các vào ngày 28/4 với việc bổ nhiệm hai bộ trưởng mới. Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN Kênh truyền hình CNN tiếng Indonesia dẫn một nguồn tin thân cận tại Phủ Tổng thống tiết lộ: "Sẽ có cải tổ Nội các. Hai bộ...