Indonesia đặt lại tên cho khu vực thuộc Biển Đông
Indonesia đặt lại tên một khu vực ở Biển Đông là Biển Bắc Natuna, nỗ lực được coi là nhằm bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Các quan chức Indonesia công bố bản đồ mới. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi muốn cập nhật tên mới của vùng biển phù hợp với thông lệ: Biển Bắc Natuna”, Reuters hôm nay dẫn lời ông Arif Havas Oegroseno, quan chức phụ trách vấn đề chủ quyền trên biển thuộc Bộ Các vấn đề hàng hải của Indonesia, nói.
Vùng biển được Indonesia đặt tên là Biển Bắc Natuna này nằm ở phía bắc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia trên Biển Đông. Ông Oegroseno cho biết thêm phía bắc của vùng đặc quyền kinh tế là khu vực có hoạt động khai thác dầu.
Giới quan sát đánh giá đây là một hành động của Indonesia nhằm bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc bao trùm gần hết Biển Đông.
Video đang HOT
Indonesia khẳng định nước này không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông nhưng cũng có xung đột về quyền đánh bắt cá với Trung Quốc ở quanh quần đảo Natuna.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng ông chưa biết thông tin về việc Indonesia đổi tên khu vực này trên Biển Đông, nhưng nói rằng việc đổi tên này là “hoàn toàn vô nghĩa”.
Quần đảo Natuna. Đồ hoạ: Developmentadvisor.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc bực tức vì oanh tạc cơ Mỹ bay qua Biển Đông
Trung Quốc lên tiếng phản đối sau khi Mỹ điều hai phi cơ ném bom chiến lược B-1B bay qua Biển Đông.
Máy bay ném bom B-1B. Ảnh: airplane-pictures
Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay cho rằng chiến dịch tự do hàng không của Mỹ là cái cớ xâm phạm điều gọi là "an ninh và chủ quyền" của nước này, theo Reuters.
Ông Cảnh tuyên bố sau khi không quân Mỹ thông báo hai oanh tạc cơ chiến lược siêu thanh B-1B hôm 6/7 bay qua Biển Đông, khẳng định quyền coi khu vực này là vùng biển quốc tế, trước tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
Trước khi bay qua Biển Đông, hai chiếc B-1B đã lần đầu tiên tham gia diễn tập ban đêm cùng chiến đấu cơ Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Mỹ điều phi cơ bay qua Biển Đông trước cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg, Đức.
Mỹ đã thực hiện hai chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông dưới thời của Tổng thống Donald Trump. Hôm 2/7, Mỹ điều một tàu chiến áp sát đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng Tri Tôn trái phép từ năm 1974 và tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp tại đây trong vài năm qua.
Hồi cuối tháng 5, Mỹ cũng cử một tàu chiến áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Lập trường nhất quán của Việt Nam là tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ điều oanh tạc cơ chiến lược B-1B bay qua Biển Đông Hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Mỹ bay qua Biển Đông nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ. Ảnh: Reuters. Không quân Mỹ hôm nay cho biết hai oanh tạc cơ chiến lược siêu thanh B-1B đã bay qua Biển Đông ngày 6/7, khẳng định quyền coi khu vực...