Indonesia cứng rắn với Trung Quốc
Indonesia hôm 21-3 sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc về việc tàu cảnh sát biển Bắc Kinh ngăn cản Indonesia bắt tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna.
Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết Indonesia đang cố bắt giữ tàu cá Kway Fey 10078 đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna của Indoensia (gần biển Đông) vào chiều 19-3 thì một con tàu hải cảnh của Trung Quốc đến can thiệp.
3 nhân viên Indonesia đã lên tàu cá bắt giữ toàn bộ 8 thành viên trên tàu nhưng sau đó, tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đưa tàu cá vào biển Đông.
Một tàu cá đánh bắt trái phép của Trung Quốc: Ảnh: Stop Illegal fishing
Nữ Bộ trưởng Pudjiastuti nói: “Điều mà chúng tôi sẽ hỏi đại sứ Trung Quốc là tại sao họ đánh bắt trái phép ở vùng biển Natuna. Chính phủ của họ không nên đứng sau hoạt động đánh bắt trái phép và mất kiểm soát như thế. Chúng tôi tôn trọng Trung Quốc nhưng vẫn phải bảo vệ chủ quyền của mình”.
Quan chức này cho biết Indonesia sẽ giữ 8 thành viên tàu cá Trung Quốc để điều tra.
Trái lại Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Indonesia đã tấn công tàu cá nước này khi họ đang hoạt động “bình thường” trong “ngư trường truyền thống của Trung Quốc”. Cơ quan này tuyên bố: “Hôm 19-3, một tàu cá bị tàu vũ trang Indonesia tấn công và quấy rối. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc kịp đến hỗ trợ. Phía Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngay lập tức thả ngư dân bị bắt giữ và đảm bảo sự an toàn cho họ”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hy vọng Indonesia có thể “xử lý thỏa đáng” vấn đề. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Indonesia vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
Video đang HOT
Trong khi đó, tình hình ở biển Đông không ngừng nóng lên khi Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý, quân sự hóa ở khu vực tranh chấp mà gần đây nhất là hành động triển khai tên lửa đất đối không, bồi lấn và xây đảo nhân tạo phi pháp.
Mặc dù Indonesia không tuyên bố chủ quyền tại biển Đông nhưng vẫn bày tỏ lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ đưa quần đảo Natuna giàu tài nguyên của nước này vào đường 9 đoạn phi lý. Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết không tranh chấp chủ quyền với Indonesia về quần đảo Natuna.
Hôm 14-3, một tàu cá Trung Quốc bị lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina bắn chìm vì đánh bắt trái phép và cố tình va chạm, gây nguy hiểm cho tàu Argentina.
Trong một diễn biến khác, hãng tin Kyodo ngày 20-3 trích các nguồn tin ngoại giao cho biết trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, Khổng Huyễn Hựu, đã yêu cầu Nhật Bản không đưa vấn đề biển Đông ra Hội nghị G-7 vào ngày 26 và 27-5 tới.
Yêu cầu trên đưa ra trong cuộc họp hôm 29-2 giữa ông Khổng với thứ trưởng đặc trách các vấn đề chính trị của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Shinsuke Sugiyama.
Ông này cho rằng Nhật Bản không liên quan đến tranh chấp biển Đông và cảnh báo về quan hệ Trung – Nhật nếu vấn đề này xuất hiện tại hội nghị G-7. Các nguồn tin cho biết phía Nhật Bản đã từ chối yêu cầu, nói rằng cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở biển Đông.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc
Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc phản đối Trung Quốc đánh bắt cá trái phép khu vực quần đảo Natuna.
Ngày 20-3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia bà Susi Pudjiastuti cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Indonesia.
Cuộc triệu tập sẽ xoay quanh cuộc đối đầu giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và Indonesia chiều 19-3. Vụ việc xảy ra khi lực lượng Indonesia đang cố gắng bắt giữ một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Indonesia.
Địa điểm xảy ra sự việc chỉ cách quần đảo Natuna của Indonesia chỉ 4,34km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Bà Susi cho biết tàu cá Kway Fey 10078 của Trung Quốc thời điểm đó đang đánh bắt cá trái phép trong vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia. Tàu này đã quay đầu chạy về hướng biển Đông khi bị phía Indonesia phát hiện và truy đuổi.
Tàu Indonesia chở ba quan chức Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia đuổi theo và bắt được tám thủy thủ trên tàu cá Kway Fey 10078. Tuy nhiên sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc đã can thiệp và kéo tàu cá Kway Fey 10078 về biển Đông.
"Chúng tôi sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc để bàn về vấn đề này. Indonesia tôn trọng Trung Quốc nhưng phải duy trì chủ quyền của mình." - Báo Jakarta Post (Indonesia) dẫn lời bà Susi.
"Indonesia muốn tránh các sự cố nghiêm trọng hơn sau này. Đó là lý do tại sao Indonesia chỉ bắt 8 thủy thủ và để cho phía Trung Quốc kéo tàu cá đi." Bà Susi cho biết 8 thủy thủ này đang bị thẩm vấn.
Tàu FV Viking mang cờ Nigeria bị Indonesia đánh chìm vì đánh bắt cá trái phép ở quần đảo Bangka-Belitung ngày 14-3. (Ảnh: KATADATA)
Tối 20-3, đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia lại ngang nhiên ra tuyên bố cho rằng xảy ra trong "vùng biển đánh bắt cá truyền thống" của Trung Quốc.
"Tàu cá Trung Quốc đang hoạt động bình thường thì bị tàu vũ trang Indonesia truy đuổi. Trung Quốc hy vọng phía Indonesia xử lý hợp lý vấn đề này, cân nhắc đến quan hệ song phương hai nước", phía Trung Quốc khẳng định.
Quần đảo Natuna của Indonesia cũng bị "gom" vào trong phạm vi "đường lưỡi bò", đi ngược lại với luật pháp quốc tế, mà Trung Quốc công bố chính thức vào năm 2009.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Trung Quốc đang tiếp tục hoạt động trái phép trên biển Đông? Đô đốc hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc có dấu hiệu hoạt động tại một rặng san hô trong vùng biển tranh chấp tại biển Đông. Tàu Trung Quốc hoạt động trái phép tại quần đảo Trường Sa (Ảnh: Reuters) Đô đốc John Richardson bày tỏ lo ngại rằng việc tòa án quốc tế sắp sửa đưa ra phán quyết về tranh...