Indonesia chuẩn bị lộ trình sống chung với dịch bệnh trong nhiều năm
Theo phóng viên TTXVN tại Jarkata, truyền thông Indonesia ngày 10/8 cho biết Tổng thống Joko Widodo đã chỉ thị cho Bộ Y tế chuẩn bị lộ trình sống chung với COVID-19 trong trường hợp dịch bệnh này còn kéo dài trong nhiều năm nữa.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Medan, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 4/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho hay chỉ thị nói trên được đưa ra xuất phát từ nhận định rằng dịch COVID-19 có khả năng còn tồn tại ở Indonesia trong một thời gian dài.
Ông Budi khẳng định trong lộ trình sống chung với COVID-19, các quy định phòng dịch cần đảm bảo việc vận hành các hoạt động kinh tế một cách bình thường. Theo đó, Bộ Y tế sẽ sớm thực hiện một dự án thí điểm áp dụng các quy định phòng dịch dựa vào công nghệ kỹ thuật số trong 6 lĩnh vực gồm thương mại, văn phòng và công nghiệp, giao thông, du lịch, tôn giáo và giáo dục.
Hiện Bộ Y tế Indonesia đã nhận được các chỉ đạo định hướng nhằm đảm bảo rằng các quy định phòng dịch sẽ “đồng hành với cuộc sống hàng ngày” của người dân trong giai đoạn tới dựa trên việc áp dụng công nghệ thông tin.
Theo ông Budi, Tổng thống Widodo đã quyết định rằng ứng dụng PeduliLindung hiện nay sẽ được phát triển thành nền tảng triển khai các quy định phòng dịch, bắt đầu trong tuần này, tại một số trung tâm thương mại với sự hợp tác của các hiệp hội ngành nghề.
Video đang HOT
Cùng ngày, chính quyền thành phố Jakarta thông báo đã nâng mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 lên 11 triệu người, từ mức 8,8 triệu người trước đó.
Phó Thống đốc Jakarta – ông Ahmad Riza Patria cho biết việc nâng mục tiêu nói trên nhằm đảm bảo rằng tất cả người dân Jakarta đều được tiêm chủng. Theo ông Riza, mục tiêu mới hoàn toàn phù hợp với khả năng của chính quyền thành phố.
Sở Y tế Jakarta cho biết hiện thành phố này có thể cung cấp vaccine cho 100.000 người/ngày. Tính đến chiều 10/8, đã có 8.507.635 người dân thủ đô đã được tiêm mũi thứ nhất vaccine ngừa COVID-19, trong khi 3.532.646 người đã được tiêm đầy đủ hai mũi.
*Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ Bangladesh ngày 10/8 đã bắt đầu tiêm chủng cho hàng nghìn người Rohingya tại trại tị nạn lớn nhất thế giới ở Cox Bazar (Tây Nam nước này).
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Dhaka, Bangladesh, ngày 7/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh các tổ chức nhân đạo từ lâu đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa nếu dịch bệnh bùng phát trong các trại tị nạn ở Cox Bazar – khu vực biên giới hiện có hơn 1 triệu người Rohingya từ Myanmar tới để lánh nạn.
Theo người phụ trách y tế tại Cox Bazar – ông Mahbubur Rahman, chiến dịch tiêm phòng sẽ được triển khai đợt đầu từ ngày 10-12/8, với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc. Trong đợt 1 này, khoảng 48.000 người Rohingya từ 55 tuổi trở lên sẽ được tiêm phòng với vaccine của công ty Sinopharm (Trung Quốc). Các đợt tiếp theo sẽ được lần lượt tiến hành cho tới khi toàn bộ người Rohingya trưởng thành được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi năm ngoái, các trại tị nạn người Rohingya đã ghi nhận khoảng 20.000 ca mắc bệnh và 200 trường hợp tử vong do căn bệnh này.
Bangladesh cũng đang tìm mọi cách nhằm kiềm chế sự gia tăng đáng báo động của số ca mắc và tử vong do COVID-19 trong những tuần gần đây. Cho đến nay, quốc gia Nam Á này đã có tổng cộng 1,4 triệu ca mắc bệnh, trong đó gần 23.000 người đã tử vong.
Indonesia, Malaysia tiếp nhận vaccine do Nhật Bản hỗ trợ
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 1/7, Indonesia và Malaysia mỗi nước đã tiếp nhận khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ vaccine của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines và Thái Lan.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Nhật Bản đã bàn giao vaccine của hãng AstraZeneca tới hai quốc gia Đông Nam Á này cùng ngày, trong khi Philippines và Thái Lan sẽ tiếp nhận số lượng vaccine tương tự vào ngày 8/7 và 9/7 tới.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin nhấn mạnh: "Đại dịch khủng khiếp này chỉ có thể được giải quyết khi tất cả các nước trên thế giới hợp tác. Một quốc gia đơn lẻ không thể tự mình giải quyết được đại dịch". Bộ trưởng Budi cho hay phần lớn số vaccine do Nhật Bản hỗ trợ sẽ được chuyển đến những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.
Trong khi đó, tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết số vaccine này sẽ góp phần tăng tỷ lệ tiêm chủng tại Malaysia, đặc biệt là trong tháng 7. Ông Khairy cho biết thêm rằng sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản sẽ cho phép các cơ quan y tế Malaysia giảm thời gian chờ tiêm giữa hai mũi vaccine AstraZeneca từ 12 tuần hiện nay xuống còn 9 tuần.
Dự kiến từ giữa tháng 7 tới, Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 11 triệu liều vaccine của AstraZeneca cho các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX được Liên hợp quốc hậu thuẫn.
* Theo phóng viên TTXVN tại Praha, tại trung tâm tiêm chủng O2 Universum ở Praha, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó ngày 1/7 đã trao cho Thủ tướng Séc Andrej Babi 100.000 liều vaccine Pfizer/BioNTech nhằm hỗ trợ nước này chống lại dịch COVID-19.
Vào tháng 4/2021, sau khi CH Séc không đồng ý với thỏa thuận về việc phân phối thêm 10 triệu liều vaccine trong Liên minh châu Âu (EU), Slovenia, Áo và Hungary cam kết sẽ cung cấp vaccine cho CH Séc để bù vào số lượng vaccine nhận được ít hơn do không đồng ý với thỏa thuận này.
Ngày 4/6 vừa qua, tại Praha, Thủ tướng Andrej Babi đã nhận 41.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Hungary dành tặng cho CH Séc. Bộ trưởng Szijjártó cho biết Hungary đã có đủ vaccine để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hungary là quốc gia duy nhất trong EU mua vaccine từ Nga và Trung Quốc - những loại vaccine chưa được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép sử dụng.
Kể từ khi bắt đầu tiêm chủng vào tháng 12/2020, các cơ sở y tế ở CH Séc đã triển khai tiêm được 8.119.241 liều vaccine và gần 3,2 triệu người đã được tiêm phòng đầy đủ.
Núi lửa Sinabung của Indonesia tiếp tục phun trào Trung tâm Giảm thiểu rủi ro do núi lửa và địa chất của Indonesia cho biết núi lửa Sinabung ở tỉnh Bắc Sumatra của nước này đã phun trào lúc 7h47 sáng ngày 10/5 (giờ địa phương), tạo ra một cột tro bụi cao 2.500 m tính từ đỉnh núi, hướng về phía Nam và phía Tây. Tro bụi phun lên từ miệng...