Indonesia chuẩn bị chiến lược ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu
Ngày 9/8, Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết quốc gia này đã chuẩn bị một số chiến lược nhằm ứng phó với các tác động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay, bao gồm gia tăng sản lượng, đa dạng hóa lương thực, tăng cường dự trữ, và hiện đại hóa lĩnh vực nông nghiệp.
Nông dân làm việc trên cánh đồng ở Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại hội thảo trực tuyến “Xử lý mối đe dọa của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu”, Vụ trưởng Ngũ cốc thuộc Tổng cục Cây lương thực, ông Ismail Wahab cho biết sản lượng các loại lương thực chính – đặc biệt là gạo, ngô và đậu tương – sẽ được tăng cường để luôn có sẵn và dư thừa.
Trước đó, Tổng thống Joko Widodo tuyên bố rằng Indonesia đã có thể đáp ứng nhu cầu gạo trong nước mà không cần phụ thuộc vào nhập khẩu trong 3 năm liên tiếp gần đây.
Tuy vậy, ông Wahab cho hay Indonesia hiện vẫn phải nhập khẩu ngô và đậu nành để đáp ứng nhu cầu trong nước. Do đó, chính phủ đang cố gắng để thay thế ngô nhập khẩu bằng sản xuất trong nước.
Theo ông Wahab, Indonesia đã không nhập khẩu ngô để làm thức ăn chăn nuôi trong ba năm qua. Chính phủ cũng đã vạch lộ trình trồng đậu nành lên tới 1,5 triệu ha từ nay đến năm 2026 nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa.
Video đang HOT
Ngoài gia tăng sản lượng, cuộc khủng hoảng lương thực cũng cần được ngăn chặn thông qua việc đa dạng hóa cây trồng. Wahab cho rằng tiêu thụ gạo bình quân đầu người cần được cắt giảm và thay thế bằng các loại lương thực chính khác như sắn, hạt sago và kê với sản lượng dồi dào trong nước.
Chiến lược tiếp theo của Indonesia là tăng dự trữ lương thực và tăng cường hậu cần. Theo đó, quốc gia này sẽ thiết lập các kho lương thực ở cấp thôn, huyện/quận, tỉnh/thành phố, và quốc gia.
Ngoài ra, cũng cần chuyển đổi công cụ và nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp. Cụ thể, các nông dân trẻ phải được khuyến khích và chuẩn bị để thay thế những nông dân cao tuổi. Thế hệ nông dân trẻ được kỳ vọng sẽ giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại để gia tăng năng lực sản xuất cũng như nâng cao chất lượng cây trồng.
Cũng tại hội thảo, Chủ tịch Trung tâm Vận động và Nghiên cứu Thực phẩm Nông nghiệp (Pataka), ông Ali Usman cho rằng chính phủ cần hợp tác với tất cả các bên liên quan – gồm các công ty lương thực nhà nước và khu vực tư nhân – nhằm tăng sản lượng lương thực trong nước. Hơn nữa, theo vị chuyên gia này, điều quan trọng là Indonesia cần tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp và sử dụng các giống hạt chất lượng cao.
Hé lộ nội dung hội đàm giữa Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Sochi
Hai bên dự kiến hiện thực hóa thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen và trao đổi về tình hình Syria cũng như một loạt vấn đề song phương.
Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan. Ảnh: Hurriyetdailynews.com
Theo nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet, Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdoğan ngày 5/8 tới Sochi để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, gần ba tuần sau cuộc gặp trực tiếp mới nhất của họ, trong đó hai nhà lãnh đạo tập trung thảo luận về những diễn biến ở Ukraine sau khi hành lang vận chuyển ngũ cốc bắt đầu hoạt động và cả tình hình ở Syria.
Chuyến thăm diễn ra sau khi con tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, kể từ khi xung đột nổ ra, đến thị trường thế giới đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận do Ankara và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc gặp trực tiếp gần đây nhất tại Tehran bên lề hội nghị thượng đỉnh ba bên cùng với Iran vào ngày 19/7, ba ngày trước khi thỏa thuận cho phép Ukraine và Nga tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, phân bón và các sản phẩm thực phẩm khác sang thị trường toàn cầu được ký kết ở Istanbul. Nga cũng đã ký các thỏa thuận riêng biệt với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về vấn đề này.
Trước cuộc gặp tại Sochi của 2 nhà lãnh đạo, Ngoại trưởng hai nước Mevlt avuşoğlu và Sergey Lavrov đã có cuộc gặp ngắn tại Campuchia vào cuối ngày 3/8, thảo luận về chương trình của cuộc gặp cấp cao giữa ông Putin và người đồng cấp Erdoğan.
Do đó, cuộc họp ở Sochi dự kiến sẽ tập trung vào việc thực hiện các thỏa thuận trên, theo các quan chức ở Ankara và Moskva.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận chi tiết về hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Biển Đen của hai quốc gia có xung đột, nhấn mạnh đây sẽ là chuyến thăm kịp thời để điều chỉnh việc thực hiện thỏa thuận.
Đối với Ankara, điều rất quan trọng là thỏa thuận được thực hiện thành công vì vừa tránh được một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu lớn, vừa mang lại hy vọng về một lệnh ngừng bắn trong tương lai giữa Ukraine và Nga. Ankara coi các thỏa thuận và việc thực hiện như một biện pháp xây dựng lòng tin có thể giúp Moskva và Kiev thỏa hiệp về một thỏa thuận hòa bình trong giai đoạn tới.
Tổng thống Erdoğan cho biết ông sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc tiếp xúc ngoại giao với cả Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để biến điều này thành hiện thực.
Bên cạnh đó, vấn đề Syria cũng nằm trong chương trình nghị sự. Sau cuộc gặp ở Tehran, ông Erdoğan và nhà lãnh đạo Nga Putin sẽ tiếp tục thảo luận về tình hình ở Syria, đặc biệt là trong bối cảnh chống khủng bố. Ankara từ lâu đã chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào lực lượng dân quân người Kurd ở miền Bắc Syria, tại các tỉnh Tal Rifat và Manbij.
Hai nhà lãnh đạo cũng dự kiến sẽ xem xét lại lệnh ngừng bắn đang diễn ra ở tỉnh Idlib của Syria, nơi có khoảng 3 triệu người bị mắc kẹt và cần hỗ trợ nhân đạo. Khu vực này cũng là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức khủng bố cực đoan.
Ngoài ra, vấn đề quan hệ song phương và nhà máy hạt nhân sẽ được đề cập. Theo dự kiến, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ đề cập đến các mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương cũng như các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Dưới các lệnh trừng phạt khổng lồ từ phương Tây, Nga đang chú trọng đến các hoạt động kinh tế của mình với Thổ Nhĩ Kỳ vốn không tham gia các lệnh trừng phạt đó.
Cuối cùng, hai bên sẽ thảo luận về việc tiến hành xây dựng nhà máy hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ ở Mersin, Akkuyu do công ty Rosatom của Nga thực hiện. Công ty Nga gần đây đã chia tay đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, tạo ra dấu hỏi về ý định này. Trong một tuyên bố, Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng họ đang đàm phán để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Ukraine cần xuất khẩu 50 triệu tấn ngũ cốc Ngày 3/8, Hội đồng Nông nghiệp Ukraine cho rằng trong giai đoạn 2022-2023, nước này cần xúc tiến để xuất khẩu 50 triệu tấn ngũ cốc trong bối cảnh lượng ngũ cốc dư dả từ vụ mùa năm ngoái và vụ thu hoạch mới. Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Kharkiv, Ukraine ngày 19/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một thông...