Indonesia chìm ngập trong tro bụi núi lửa
Ngọn núi lửa nguy hiểm nhất Indonesia vừa phun trào dữ dội khiến 3 người thiệt mạng và 76.000 người sơ tán vì tro bụi dày đặc.
Ngày 14/2, cơ quan kiểm soát thảm họa Indonesia cho biết một vụ phun trào núi lửa nguy hiểm nhất ở Indonesia đã khiến 3 người thiệt mạng và khoảng 76.000 người buộc phải sơ tán khỏi vùng nguy hiểm.
2 người đã thiệt mạng vì hít phải khói độc phun ra từ ngọn núi lửa Kelud trên đảo Java, còn nạn nhân thứ ba bị một bức tường sập đè chết. Trước đó 2 ngày, núi lửa Kelud đã bắt đầu hoạt động, bắn những cột khói và tro bụi mù mịt lên bầu trời.
Tro bụi từ ngọn núi lửa bắn lên bầu trời mù mịt
Núi lửa Kelud phun trào dữ dội
Một khu vực rộng lớn chìm ngập trong tro bụi núi lửa
Những ngôi nhà bị phủ một lớp bụi dày
Video đang HOT
Đến đêm ngày 13/2, chính phủ Indonesia đã phải nâng báo động núi lửa phun trào lên mức cao nhất, và lực lượng chức năng đã phải sơ tán 76.000 dân ở phạm vi 10 km từ ngọn núi lửa đến nơi an toàn.
Đến trưa ngày thứ Sáu, 7 sân bay ở Indonesia đã buộc phải đóng cửa vì tro bụi của núi lửa mù mịt trên bầu trời vì lo ngại tro bụi có thể gây ra vấn đề an toàn đối với động cơ máy bay.
Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia cho biết sấm chớp đã nổi lên liên hồi trên đỉnh ngọn núi lửa trước khi nó phun trào dữ dội. Những bức ảnh từ hiện trường cho thấy một cột khói bụi lớn bốc lên từ đỉnh Kelud và tạo thành một màn bụi chụp xuống khu vực xung quanh.
Hai mẹ con hối hả sơ tán trong màn tro bụi dày đặc
Một phụ nữ gào khóc trong khi sơ tán
Người dân trùm áo mưa kín mít hối hả chạy khỏi khu vực nguy hiểm
Gương mặt đầy tro bụi của một người dân sơ tán
Sân bay Indonesia phải đóng cửa vì tro bụi dày đặc
Quân đội Indonesia đã được huy động để giúp người dân trong vùng nguy hiểm sơ tán ra khu vực xung quanh.
Lần phun trào gần đây nhất của núi lửa Kelud là vào năm 2007, và gần đây ngọn núi lửa này đã sôi sục và có nhiều dấu hiệu “tỉnh giấc” trong 10 ngày gần đây. Vụ phun trào năm 1990 của ngọn núi lửa này đã khiến hơn 30 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Indonesia là quốc gia nằm trong “ Vành đai Lửa Thái Bình Dương”, một khu vực nơi các rìa lục địa va chạm nhau tạo thành những trận động đất cực mạnh và khiến núi lửa thường xuyên hoạt động.
Theo Khampha
Siêu núi lửa khổng lồ có thể quét sạch nhân loại
Nếu siêu núi lửa này tiếp tục hoạt động, lượng dung nham khổng lồ của nó có thể quét sạch nhân loại trên toàn cầu.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Utah, Mỹ đã công bố phát hiện của mình tại Hội nghị mùa thu Liên đoàn Địa chất Mỹ ở San Francisco cho thấy siêu núi lửa bên dưới công viên quốc gia Yellowstone của Mỹ có quy mô lớn gấp 2,5 lần so với chúng ta từng nghĩ, và nếu hoạt động nó có thể quét sạch cả Bắc Mỹ.
Nhóm nghiên cứu do giáo sư Bob Smith dẫn đầu đã phát hiện ra rằng bể dung nham của siêu núi lửa này trải dài hơn 90 km và chứa khoảng 200-600 km khối dung nham nóng chảy.
Bể dung nham dưới lòng đất dài tới 90 km
Giáo sư Bob Smith cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu siêu núi lửa này trong một thời gian dài, nhưng không thể ngờ rằng kích thước của nó lại lớn đến như thế."
Tiến sĩ Jamie Farrell thuộc Đại học Utah nói: "Chúng tôi đã ghi nhận được những trận động đất xung quanh khu vực Yellowstone, và đo đạc sóng địa chấn truyền qua mặt đất. Sóng địa chấn này sẽ đi chậm hơn qua các vật liệu nóng chảy, nhờ đó chúng tôi có thể đo được kích thước của bể dung nham bên dưới siêu núi lửa."
Siêu núi lửa này đã từng phun trào khoảng 640.000 năm trước đây và lớp tro bụi của nó đã bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Mỹ gây ra hiện tượng nguội đi toàn cầu. Các nhà địa chất cho rằng nếu núi lửa này tiếp tục hoạt động, nó có thể quét sạch sự sống ở Bắc Mỹ và có thể là trên toàn cầu.
Nếu phun trào, siêu núi lửa có thể quét sạch nhân loại
Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết họ không thể dự đoán được thời điểm phun trào chính xác của siêu núi lửa trên, song họ có thể đưa ra được những cảnh báo sớm thông qua hoạt động bất thường của sóng địa chấn.
Cách đây vài năm, nhà nghiên cứu địa chấn Robert B. Smith cho biết: "Không có bằng chứng nào cho thấy sẽ có một vụ phun trào núi lửa hay vụ nổ thủy nhiệt lớn ở khu vực này trong thời gian tới." Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng chúng ta có thể đang phải đối mặt với một vụ phun trào lớn bởi siêu núi lửa Yellowstone hoạt động theo chu kỳ khoảng 700.000 năm.
Theo các dữ liệu mà các nhà địa chất thu thập được, siêu núi lửa Yellowstone đã phun trào cách đây 2 triệu năm, 1,3 triệu năm và lần gần đây nhất là 640.000 năm trước đây.
Theo BBC
Indonesia: Núi lửa phun trào, 10.000 dân sơ tán Một ngọn núi lửa ở miền Tây Indonesia đã thức tỉnh và phun trào tro bụi, đá đến 8 lần trong vòng vài giờ hôm 24/11, khiến hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa. Núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra đã hoạt động trở lại trước khi "đi ngủ" hồi tháng 9 qua. Tuy nhiên, nó lại bất ngờ "thức tỉnh" vào...