Indonesia chỉ định doanh nghiệp thực hiện thăm dò 3 lô dầu khí
Vào hôm 22/2, Indonesia cho biết đã chỉ định một vài công ty được phép tiến hành thăm dò 3 lô dầu khí, trong số đó có Công ty Năng lượng Nhà nước Pertamina và gã khổng lồ dầu khí Eni (Ý).
Các lô lần lượt tên là Peri Mahakam, Sangkar và Bunga.
Indonesia dự định, trong năm nay, quốc gia này sẽ mở thầu cho 10 lô dầu khí đã có đủ điều kiện khai thác, bao gồm một lô ở Biển Đông. Hiện nay, quốc gia này đang nỗ lực tìm kiếm những phát hiện mới, nhằm mục tiêu đạt sản lượng 1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030.
Theo ông Tutuka Aridaji – quan chức cấp cao của Bộ Năng lượng, lô Bunga nằm ở phía bắc vùng Đông Java, dưới sự quản lý của một liên doanh giữa Pertamina Hulu Energi và tập đoàn sản xuất thép POSCO (Hàn Quốc). Ước tính trữ lượng dầu khí của lô này là 1,3 tỷ thùng dầu tương đương.
Video đang HOT
Theo ông Aridaji, lô Peri Mahakam có đặc điểm tương tự, do Pertamina Hulu Energi và Eni Indonesia cùng điều hành.
Peri Mahakam có diện tích hơn 7.400 km2, nằm cả trên bờ lẫn ngoài khơi tỉnh Đông Kalimantan, trên đảo Borneo.
Ông Aridaji cũng cho biết, công ty Saka Eksplorasi Timur sẽ phụ trách thăm dò lô Sangkar. Khu vực này có trữ lượng ước tính là 130 triệu thùng dầu, và 300 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên.
Công ty năng lượng Séc kiện Gazprom vì giảm lượng khí đốt cung cấp
Công ty năng lượng CEZ thông báo đã chính thức khởi động thủ tục kiện tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, yêu cầu khoản bồi thường thiệt hại trị giá khoảng 45 triệu USD.
Nhà máy lọc dầu của công ty Gazprom ở ngoại ô Moskva, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 9/2, công ty năng lượng CEZ của Cộng hòa Séc thông báo đã chính thức khởi động thủ tục kiện tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vì giảm nguồn cung cấp khí đốt trong năm 2022.
CEZ yêu cầu khoản bồi thường thiệt hại trị giá khoảng 1 tỷ CZK (hơn 45 triệu USD).
Người phát ngôn của CEZ cho biết tòa trọng tài tại Geneva (Thụy Sỹ) thụ lý vụ việc và một hội đồng trọng tài gồm 3 thành viên sẽ đưa ra phán quyết.
Còn theo hãng tin CTK của Séc, Nga đã ngừng hoạt động của đường ống dẫn khí Nord Stream 1, đường ống cung cấp khí đốt của Nga qua biển Baltic tới Đức.
Nord Stream 1 có thể vận chuyển tới 167 triệu m3 khí đốt mỗi ngày.
Cũng theo CTK, việc cung cấp khí đốt của Nga trở nên phức tạp hơn khi xảy ra xung đột tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Gazprom được đánh giá có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và độc quyền xuất khẩu từ Nga thông qua mạng lưới đường ống dẫn khí đốt.
Trong khi đó, Thủ tướng Séc Petr Fiala hồi cuối tháng Một vừa qua tuyên bố Cộng hòa Séc đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga từ mức 97% xuống còn 4%.
Séc thay thế khí đốt từ Nga bằng cách nhập khẩu khí đốt từ Na Uy và khí hóa lỏng (LNG) từ nước ngoài.
Chính phủ Séc muốn hạn chế hoàn toàn sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đồng thời cũng muốn thay thế việc nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng các nguồn khác.
Nga cấm giao hàng theo hợp đồng áp giá trần dầu mỏ của phương Tây Ngày 30/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ, theo đó cấm giao hàng đối với các hợp đồng mua bán có hạn chế về giá đối với sản phẩm này. Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh minh họa: TASS/TTXVN...