Indonesia cấp phép thử nghiệm lâm sàng cho vaccine tự sản xuất trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp giấy phép thử nghiệm lâm sàng cho vaccine Merah Putih do Đại học Airlangga và một công ty dược tư nhân hợp tác bào chế.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tây Java, Indonesia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 7/2, Giám đốc BPOM, bà Penny K. Lukito cho biết vaccine Merah Putih được phát triển bằng cách sử dụng virus SARS-CoV-2 từ một bệnh nhân COVID-19 ở Surabaya, tỉnh Đông Java.
Theo bà Lukito, để bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, dữ liệu về kết quả nghiên cứu phi lâm sàng về tính an toàn và khả năng sản sinh miễn dịch trên động vật thử nghiệm là cần thiết.
Bà Lukito cho biết BPOM đã đánh giá dữ liệu về tính an toàn và khả năng sản sinh miễn dịch của ứng cử viên vaccine Merah Putih trên các động vật được thử nghiệm gồm chuột và khỉ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng loại vaccine này an toàn và có thể dung nạp được, đồng thời không gây tử vong hay bất thường trên nội tạng động vật được thử nghiệm. Vaccine cũng hình thành kháng thể sau tiêm.
Bà Lukito đánh giá rằng ứng cử viên vaccine Merah Putih có chất lượng tốt vì được sản xuất tại một cơ sở có hạ tầng đáp ứng đủ tiêu chuẩn thực hành tốt của hãng dược PT Biotis Pharmaceuticals Indonesia.
Ngoài Đại học Airlangga, hiện có 6 nhóm tham gia nghiên cứu và phát triển các ứng cử viên vaccine Merah Putih gồm Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Phân tử Eijkman (PRBM) thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia (BRIN), Học viện công nghệ Bandung (ITB), hai nhóm thuộc Đại học Indonesia, Đại học Padjadjaran, Viện hàn lâm khoa học Indonesia (LIPI).
Video đang HOT
Tháng 2/2021, Indonesia cũng đã khởi động các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai đối với vaccine Nusantara do một nhóm nghiên cứu thuộc công ty dược phẩm PT. Rama Emerald Multi Sukses (Rama Pharma) của Indonesia, hãng dược AIVITA Biomedical của Mỹ và Khoa Y, Đại học Diponegoro bào chế.
Toàn thế giới vượt 224,8 triệu ca mắc COVID-19; dịch tiếp tục lây lan tại châu Á
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 11/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 224.811.910 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.633.797 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 201.394.950 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Dịch bệnh tiếp tục lây lan tại nhiều nước châu Á. Bộ Y tế Philippines thông báo nước này có thêm 26.303 ca mắc mới, số ca mắc trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này. Hiện tổng số ca bệnh tại Philippines tăng lên 2.206.021 ca. Tổng số ca tử vong tại Philippines do đại dịch cũng đã tăng lên 34.978 ca sau khi có thêm 79 người không qua khỏi. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ký sắc lệnh kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 1 năm.
Sắc lệnh lưu ý tất cả các cơ quan chính phủ và địa phương phải tiếp tục hỗ trợ và hợp tác đầy đủ, cũng như huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện các biện pháp khẩn cấp và mang tính quyết định nhằm loại bỏ mọi nguy cơ của đại dịch COVID-19. Tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép nhà chức trách trung ương và địa phương tiêm chủng cho người dân, kiểm soát giá cả các hàng hóa và thực phẩm thiết yếu cũng như nhiều biện pháp khác. Philippines lần đầu ban bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 3/2020 và đã gia hạn nhiều lần.
Tại Campuchia, Bộ Y tế nước này thông báo có thêm 658 ca bệnh mới, trong đó 498 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 98.842 người. Theo bộ này, hiện tổng số người không qua khỏi trong đại dịch COVID-19 cũng đã tăng lên 2.028 người sau khi có thêm 9 ca tử vong.
Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận 204 ca mắc mới, trong đó ngoài 84 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 120 ca cộng đồng.
Như vậy, đến nay, tổng số ca COVID-19 tại Lào đã lên tới 17.140 ca, trong đó có 16 người tử vong. Theo Bộ Y tế Lào, số ca cộng đồng trong một ngày tại nước này đã tăng lên 3 con số. Đáng chú ý, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận gần đây là cán bộ ở các trung tâm y tế, công an, quân đội hoặc người quản lý trung tâm cách ly; một số khác là người lao động từ tỉnh khác về quê, được xác định dương tính sau đó.
Thái Lan ngày 11/9 có thêm 15.191 ca mới cùng 253 ca tử vong, tăng so với các con số của ngày 10/9. Kể từ đầu mùa dịch đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 1.368.144 ca mắc COVID-19, trong đó có 14.173 người không qua khỏi. Do số ca nhiễm mới tiếp tục tăng lên, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã quyết định duy trì lệnh giới nghiêm ban đêm từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau tại các tỉnh thuộc vùng đỏ sẫm chịu sự kiểm soát chặt chẽ và tối đa đến ít nhất là cuối tháng 9 này. CCSA cũng quyết định không thay đổi tình trạng phân loại các tỉnh theo vùng kiểm soát COVID-19 gồm đỏ sẫm (29 tỉnh), đỏ (37 tỉnh) và da cam (11 tỉnh) cho đến cuối tháng.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết Trung Quốc ghi nhận 25 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng ở tỉnh Phúc Kiến, và không có ca tử vong trong ngày 10/9. Tính đến hết ngày 10/9, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 95.153 ca bệnh, trong đó 4.636 ca tử vong vì COVID-19.
Tại Ấn Độ, tính đến ngày 11/9, nước này có tổng cộng 33.208.330 ca nhiễm sau khi ghi nhận thêm 33.376 ca mắc mới. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, nước này có thêm 308 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 442.317 người. Hầu hết những ca nhiễm và tử vong mới là ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại trung tâm y tế ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, có thêm những nghiên cứu chứng minh vaccine giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống mức rất thấp. Trang tin 444.hu của Hungary dẫn dữ liệu thống kê tính hiệu quả của các vaccine ở những người đã tiêm chủng tại nước này, cho thấy đây rõ ràng là "vũ khí" quan trọng giúp giảm mạnh số ca phải nhập viện hay tử vong vì COVID-19.
Theo dữ liệu phân tích sau ít nhất 3 tuần tiêm mũi đầu tiên, chỉ 0,2% người được tiêm mắc COVID-19, chỉ 0,05% phải nhập viện và 0,012% tử vong. Sau mũi tiêm thứ 2, khả năng bảo vệ được tăng mạnh hơn nhiều với chỉ 0,086% mắc COVID-19, chỉ 0,013 phải nhập viện và chỉ 0,003% tử vong vì căn bệnh này. Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế Malaysia, Khairy Jamaluddin, cũng cho rằng tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trong số người đã hoàn thành tiêm chủng chỉ là 0,009%.
Nghiên cứu mới từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cho thấy những người chưa tiêm chủng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 11 lần so với những người được tiêm chủng đầy đủ. Nghiên cứu còn cho thấy những người được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn gần 5 lần trong khi nguy cơ phải nhập viện vì bệnh trở nặng cũng thấp hơn 10 lần so với người chưa tiêm chủng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Phi, Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế Nam Phi (SAHPRA) đã cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, mở đường cho chính phủ tiến hành tiêm chủng loại vaccine này cho thiếu niên. SAHPRA cho biết quyết định trên được đưa ra sau quá trình đánh giá các thông tin cập nhật về an toàn và hiệu quả của loại vaccine này được trình lên hồi tháng 3 năm nay.
Sau sự khởi đầu chậm chạp, chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Nam Phi đang được đẩy nhanh trong những tháng gần đây nhờ nguồn cung được bảo đảm và hiện khoảng 12% trong hơn 60 triệu người dân Nam Phi đã được tiêm chủng ngừa COVID-19, đạt tỷ lệ cao hơn tất cả nước khác ở châu Phi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Los Angeles, California (Mỹ), ngày 8/9/2021. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tại Mỹ, giới chức y tế hàng đầu nước này tin rằng vaccine của Pfizer có thể được cấp phép để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi vào cuối tháng 10 tới. Mốc thời gian tháng 10 là dựa trên kỳ vọng rằng Pfizer sẽ có đủ dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng để xin phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho nhóm tuổi nói trên từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào cuối tháng này.
Indonesia thừa nhận khó khăn trong tìm kiếm nguồn vaccine Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ngày 11/9 cho biết những nỗ lực của Chính phủ Indonesia để tìm kiếm vaccine ngừa COVID-19 không phải là vấn đề dễ dàng vì nguồn cung không tương xứng với nhu cầu cao từ các quốc gia khác nhau. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ vị thành niên tại Aceh, Indonesia, ngày 30/8/2021....