Indonesia cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa COVID-19 nội thứ hai
Ngày 10/11, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine ngừa COVID-19 mang tên InaVac, được Đại học Airlangga (Unair) nghiên cứu và phát triển.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tây Java, Indonesia. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ hai do Indonesia tự sản xuất được cấp phép sử dụng. Trước đó, vaccine IndoVac do công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma phối hợp với trường Y Baylor có trụ sở tại bang Texas (Mỹ) nghiên cứu phát triển đã nhận được EUA vào ngày 30/9 vừa qua.
Hiệu trưởng Unair, Giáo sư Mohammad Nasih cho biết loại vaccine được sản xuất bằng công nghệ virus bất hoạt này đã được phê duyệt để tiêm liều cơ bản cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và sẽ sớm được sản xuất hàng loạt. Theo ông Nasih, InaVac được phát triển trong nỗ lực của Unair đóng góp cho lĩnh vực y tế quốc gia.
Về phần mình, cựu Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Dahlan Iskan cũng bày tỏ vui mừng trước việc vaccine ngừa COVID-19 tự sản xuất trong nước này được phát triển thành công, bất chấp khó khăn trong việc tìm kiếm người tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Video đang HOT
Ông Iskan hy vọng rằng sau InaVac, nhiều loại vaccine khác sẽ được Unair sản xuất thông qua việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển để giải quyết các thách thức và vấn đề trong tương lai. Hiện Unair đang phát triển một phiên bản vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho trẻ em, cũng như tiêm tăng cường.
Úc xác định F1 đơn giản hơn để giảm áp lực y tế
Ngày 30-12, Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố định nghĩa chặt chẽ hơn về người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, cùng một số thay đổi về quy định xét nghiệm và cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Thủ tướng Úc Scott Morrison - Ảnh: REUTERS
Theo Đài 9News của Úc, ông Morrison thông báo các lãnh đạo bang và địa phương tại Úc đã đồng ý với một định nghĩa mới, thống nhất trên toàn quốc về người tiếp xúc với ca nhiễm COVID-19.
Ông Morrison đưa ra tuyên bố trên sau cuộc họp nội các vào chiều 30-12, đồng thời cho biết các quy định mới sẽ có hiệu lực ngay từ nửa đêm cùng ngày.
Theo định nghĩa mới, chỉ những người sống cùng một nhà, hoặc ở cùng người dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 4 giờ đồng hồ, mới được coi là người tiếp xúc gần (F1 như cách gọi ở Việt Nam).
"Tiếp xúc gần là tiếp xúc trong hộ gia đình, hoặc gần giống như thế, với các ca nhiễm đã được xác nhận", ông Morrison cho biết.
Theo TTXVN, tại Úc, người mắc COVID-19 đã tiêm chủng đủ 2 liều vắc xin cơ bản phải cách ly 7 ngày, tính từ ngày được xét nghiệm.
Những người này sẽ được rời khỏi nơi cách ly nếu có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính vào ngày thứ 6.
Các F1 đã tiêm chủng đủ liều cơ bản cũng phải cách ly 7 ngày. Các trường hợp tiếp xúc gần có triệu chứng sẽ được yêu cầu đi xét nghiệm PCR.
Trong khi đó, F1 không có triệu chứng sẽ chỉ cần xét nghiệm kháng nguyên nhanh, và nếu có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ phải đi xét nghiệm PCR để xác nhận kết quả.
Thủ tướng Morrison cũng cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn, mặc dù khiến số ca nhiễm mới cao hơn.
Ông khẳng định sự thay đổi cần thiết trong cách xác định người tiếp xúc gần và các yêu cầu xét nghiệm sẽ giúp giảm đáng kể áp lực lên hệ thống xét nghiệm PCR, giúp giải phóng nhân lực trong ngành y tế để tập trung vào các ưu tiên khác trong đại dịch.
Úc quyết định nới lỏng những quy định phòng ngừa dịch bệnh trên, dù số ca nhiễm mới theo ngày của nước này lần đầu tiên vượt quá 20.000 ca.
Ngày 30-12, quốc gia này ghi nhận 21.329 ca mới, tăng mạnh từ khoảng 1.200 ca/ngày cách đây 1 tháng là thời điểm Úc phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron.
Hiện Úc có tổng cộng gần 363.000 ca bệnh, trong đó 2.225 ca tử vong vì COVID-19.
Cộng đồng mạng Trung Quốc tưởng nhớ bác sĩ cảnh báo sớm dịch Covid-19 tại Vũ Hán Hàng ngàn người đã chia sẻ thông điệp trên mạng xã hội để tưởng nhớ bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng, người đã cảnh báo về các ca nhiễm virus gây Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán. Hai năm từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều người đã đăng bài viết tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố gắng cảnh...