Indonesia cân nhắc chương trình ‘Làn du lịch đã tiêm chủng’
Chính phủ Indonesia đang xem xét khả năng Indonesia tham gia vào chương trình “Làn du lịch đã tiêm chủng” để vực dậy ngành du lịch của nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 15/11, phát biểu tại cuộc họp báo đán.h giá chính sách hạn chế đi lại cộng đồng (PPKM), Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chỉ thị cho các bộ/ban/ngành liên quan nghiên cứu, theo dõi tình hình COVID-19 ở nhiều quốc gia khác nhau, làm cơ sở để nghiên cứu chương trình “Làn du lịch đã tiêm chủng” một cách hợp lý, và hiệu quả.
“Làn du lịch đã tiêm chủng” là một khái niệm du lịch được nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa ra, nhằm cho phép khách du lịch đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 được đi lại giữa các quốc gia tham gia chương trình này.
Chính phủ Indonesia cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng căn cứ vào tình hình đại dịch trong nước và các lượt đến-đi Indonesia của khách du lịch nước ngoài trong thời gian gần đây trước khi thiết lập bất kỳ thỏa thuận du lịch nào.
Trước đó, Indonesia và Malaysia đã thảo luận và lên kế hoạch mở cửa hành lang du lịch song phương nhằm khôi phục ngành du lịch của hai nước.
Bồ Đào Nha điểm sáng bình thường mới giữa tâm dịch châu Âu
Sau khi vượt qua "cơn bão" COVID-19 năm 2020, Bồ Đào Nha đang nổi lên như một tấm gương sáng khi là một trong những nước có tỉ lệ tiêm chủng nhiều nhất thế giới, với khoảng 98% người dân đủ điều kiện đã được tiêm vacccine COVID-19.
Video đang HOT
Du khách tấp nập tại một hội chợ ẩm thực ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: CBS News
Tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới
Khi Mặt Trời ló dạng ở thành phố Lisbon, cuộc sống của người dân đã trở lại trạng thái bình thường. Xe điện đã đông đúc trở lại và các nhà hàng tấp nập khách ra vào.
Lisbon's Web Summit là một sự kiện thường niên quy tụ sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu. Sau năm 2020 gián đoạn, năm nay, ban tổ chức một lần nữa chào đón sự trở lại của các "gã khổng lồ" công nghệ. Ông Paddy Cosgrave, Giám đốc Điều hành của Web Summit, cho biết: "Hồi tháng 9, Amazon cho biết họ sẽ tham dự. Sau đó là Facebook, Google, Apple và Microsoft".
Ông Cosgrave chia sẻ trước khi ra quyết định tổ chức sự kiện này, Web Summit đã phải thường xuyên theo dõi diễn biến tỉ lệ tiêm chủng tại Bồ Đào Nha. Trên 40.000 người đã tham dự sự kiện công nghệ năm nay.
Nhiều người đã trở lại Lisbon để tham dự hội nghị công nghệ Web Summit vào đầu tháng 11. Ảnh: CBS News
Từ tháng 2, Phó Đô đốc Henrique Gouveia a Melo, một cựu chỉ huy lực lượng tàu ngầm Bồ Đào Nha, đã bổ nhiệm lãnh đạo chương trình tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 của Bồ Đào Nha. Khi đó, quốc gia này đang vật lộn với làn sóng dịch bệnh thứ 3 nghiêm trọng.
"Trước công chúng, tôi luôn mặc bộ đồng phục chiến đấu, bởi chúng ta đang ở trong giai đoạn thời chiến", ông Melo nói và giải thích rằng việc đẩy lùi COVID-19 giống như một cuộc chiến đúng nghĩa, không có bên trung lập với lằn ranh phân chia hai chiến tuyến.
"Chỉ có hai bên trong cuộc chiến này. Nếu không muốn tiêm phòng, bạn sẽ ở bên phe virus, tiếp tay cho virus. Hoặc bạn tiêm vaccine và đứng về phía của số đông", ông Melo nói.
Phó Đô đốc Henrique Gouveia e Melo, người được giao nhiệm vụ phụ trách chiến dịch tiêm chủng của Bồ Đào Nha, trong bộ đồng phục chiến đấu. Ảnh: CBS News
Bồ Đào Nha đã tiêm chủng đầy đủ cho 87% dân số, tương đương với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ông Melo cho biết chiến dịch tiêm chủng của Bồ Đào Nha thành công nhờ công tác tổ chức, truyền thông, lãnh đạo và một số yếu tố khác. "Tôi không phải chính trị gia, tôi ra các quyết định bên ngoài những tranh đấu chính trị. Phi chính trị hóa chiến dịch tiêm chủng là điều quan trọng", ông Melo tuyên bố.
Guilherme Romana là người điều hành một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Lisbon. Cơ sở này luôn tấp nập người đến tiêm vaccine COVID-19 cũng như vaccine phòng cúm thông thường. Ông cho hay hệ thống y tế Bồ Đào Nha có một chương trình tiêm chủng hiệu quả kể từ sau cuộc chiến chống bệnh bại liệt vào những năm 1960. Người dân Bồ Đào Nha nói chung rất có ý thức tiêm vaccine. "Người dân đã quen với việc tiêm vaccine. Tiêm chủng đã trở thành một thủ tục y tế thông thường kể cả với tr.ẻ e.m", ông Romana chia sẻ.
Tuân thủ đeo khẩu trang dù tỉ lệ tiêm chủng cao
Người dân Bồ Đào Nha đến một phòng khám để tiêm phòng. Ảnh: CBS News
Trên khắp châu Âu, các điểm nóng COVID-19 đang một lần nữa trỗi dậy. Tại Bulgaria, các ca mắc và t.ử von.g đang tăng đột biến nhưng chỉ có khoảng 22% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo nguy cơ sẽ có thêm 500.000 người t.ử von.g trên khắp châu Âu đến đầu tháng 2/2022.
"Chúng tôi rất lo ngại trước diễn biến dịch bệnh ở châu Âu. Nhưng lúc này, số ca bệnh ở Bồ Đào Nha vẫn ở mức thấp so với những nước khác và chúng tôi đang được vaccine bảo vệ", ông Romana nói.
Bà Maria Mota, nghiên cứu sinh về bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu Molecular Medicine, cho biết ở Bồ Đào Nha, virus SARS-CoV-2 vẫn lây nhiễm trong cộng đồng nhưng số người t.ử von.g ở mức thấp. Người dân Bồ Đào Nha đã chấp hành nghiêm túc quy định đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Trong khi đó, số người phản đối đeo khẩu trang chỉ là rất ít.
"Mọi người có thể nhìn vào Bồ Đào Nha và thấy dù chúng tôi đã có tỷ lệ tiêm phòng cao, nhưng mọi người vẫn tuân thủ đeo khẩu trang vì virus vẫn lưu hành", bà nói. "Với chúng tôi, bắt buộc đeo khẩu trang không liên quan gì đến quyền tự do".
Cuộc sống của người dân Bồ Đào Nha đã dần trở lại bình thường. Ảnh: CBS News
Bà Mota cho rằng Bồ Đào Nha sẽ không dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang vì virus sẽ song hành và chúng ta cần học cách sống chung với dịch bệnh. Song bất chấp những thành quả mà quốc gia này đã đạt được, bà Mota cho rằng việc ăn mừng vào lúc này vẫn còn quá sớm.
"Tôi nghĩ rằng thành công của Bồ Đào Nha sẽ trở nên vô nghĩa nếu người dân tại những quốc gia khác chưa được vaccine bảo vệ. Tôi nghĩ một điều mà đại dịch này đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần rằng chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu", bà nói và cho biết thêm rằng chúng ta chỉ có thể ăn mừng khi toàn thế giới nhân rộng thành công tiêm chủng giống như đất nước nhỏ bé này.
Tổng thống Đức kêu gọi người dân khẩn cấp tiêm vaccine phòng COVID-19 Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 15/11 đã ra lời kêu gọi người dân khẩn cấp đi tiêm chủng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Tổng thống liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại một cuộc hội thảo về dịch bệnh tổ chức tại lâu đài...