Indonesia cấm sử dụng mọi ngoại tệ
Ngân hàng Trung ương Indonesia đã ban lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác trong tất cả giao dịch tài chính trong nước để ngăn chặn việc mất giá của đồng rupiah.
Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 1-7-1015 và đã được thông báo lần đầu tiên vào tháng 4 bởi Thống đốc Eco Yulianto. Ông nói rằng, lệnh cấm này áp dụng đối với mọi giao dịch, bao gồm các khoản thanh toán tiền khách sạn, vé máy bay, thuê nhà và trả lương. Người vi phạm luật này có thể bị phạt tù 1 năm hoặc phạt tiền khoảng 15.000 USD.
Các giao dịch bằng ngoại tệ bị cấm tại Indonesia, trừ một vài trường hợp ngoại lệ đối với công ty quốc tế
Tuy nhiên sau đó ngân hàng trung ương nói rằng, các công ty quốc tế sẽ là ngoại lệ, họ vẫn được phép trả lương cho nhân viên nước ngoài bằng đô la Mỹ. Các công ty đầu tư vào lĩnh vực xây dựng các cơ sở năng lượng và cơ sở hạ tầng cũng là các trường hợp đặc biệt.
Các khách sạn và nhà hàng được phép niêm yết giá bằng đô la Mỹ để phục vụ mục đích quảng cáo trên Internet, nhưng vẫn phải sử dụng đồng rupiah khi thanh toán.
Video đang HOT
Sự mất giá mạnh của đồng rupiah Indonesia so với đô la Mỹ đã khiến tiền tệ của quốc gia này trở nên yếu nhất trong nhóm các nước đang phát triển của châu Á. Tháng 3-2015, đồng rupiah giảm xuống thấp mức kỉ lục trong vòng 17 năm sau khi mất 7% kể từ đầu năm. Đến giữa tháng 6, 1 đô la Mỹ đổi được 13.384 rupee.
Tháng 4 vừa qua, Indonesia đã tái khẳng định sẽ chuyển sang thanh toán nội tệ với Nga. Bộ trưởng điều phối các vấn đề kinh tế của Indonesia, ông Sofyan Djalil cho biết, việc này sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu.
Theo_An ninh thủ đô
Thông tin kinh tế Mỹ khả quan kéo đồng USD tăng
Giá vàng thế giới ngày 1.7 tiếp tục giảm, khi các dữ liệu kinh tế khả quan về nền kinh tế Mỹ được công bố làm tăng khả năng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 9 tới. Điều này hỗ trợ cho đồng USD và chứng khoán Mỹ tăng.
Ảnh minh họa
Theo dữ liệu được Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố, chỉ số ISM sản xuất của Mỹ tăng lên mức 53,5 điểm trong tháng 6 từ 52,8 điểm trong tháng 5. Chi tiêu xây dựng tăng 0,8% lên mức cao nhất kể từ tháng 10.2008. Đơn đặt hàng mới cũng tăng 0,2%.
Thêm một báo cáo khác được Viện nghiên cứu ADP công bố trong tháng 6 có 237.000 việc làm mới được tạo ra, cao nhất trong 6 tháng, và cao hơn mức kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế là 218.000 việc làm.
Những số liệu tích cực trên đã đẩy đồng USD tăng so với các đồng tiền khác. Đồng USD tăng 0,56% so với yên lên 123,180 yên/USD. Đồng USD cũng tăng 1,46% so với franc Thụy Sĩ lên 0,94890 franc/USD.
Theo đó, phố Wall cũng có phiên thứ hai tăng điểm liên tiếp. 9 trong số 10 nhóm chính của S&P 500 tăng điểm với các nhóm tài chính và tiêu dùng.
Còn trên thị trường dầu thô, giá dầu giảm trở lại sau số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng lần đầu tiên trong 9 tuần.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu lưu kho của nước này trong tuần kết thúc vào 26.6 tăng 2,4 triệu thùng, cao hơn so với mức tăng 1,9 triệu thùng trước đó.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi động thái từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong việc xem xét lại chính sách sản lượng trong bối cảnh thị trường dư cung như hiện nay.
Đóng cửa phiên 1.7, dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 8, giảm 2,51 USD, xuống 56,96 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 22.4. Còn dầu thô Brent giao kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 1,58 USD, xuống 62,01 USD/thùng, theo AFP.
Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 1.7 tại thị trường Mỹ, tức sáng 2.7 theo giờ Việt Nam, có lúc về mức 1.168 USD/ounce, đây cũng là mức giá đóng cửa, giảm 4 USD so với phiên trước đó.
Sáng nay 2.7, giá vàng trong nước cũng theo xu hướng giảm. Hiện giá vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tại TP.HCM mua - bán ở mức 34,32 - 34,4 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với giá hôm qua.
Hiện chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng lên mức 3,7 triệu đồng/lượng (thay cho mức trên 3,5 triệu đồng/lượng trước đó).
Cùng ngày, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại ổn định. Cụ thể Eximbank mua bán ở mức 21.760 - 21.840 đồng/USD; Vietcombank 21.770 - 21.830 đồng/USD; ACB 21.755 - 21.835 đồng/USD; DongA bank 21.765 - 21.830 đồng/USD...
Lê Trần
Theo Thanhnien
Rời eurozone, nội tệ Hy Lạp sẽ mất giá đến 40% Hôm nay 30.6 là ngày quyết định đối với cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp. Với kịch bản xấu nhất, đồng drachma mà Athens 'hồi sinh' sẽ khởi đầu ở mức giá thấp nhất lịch sử. Trong khi đó, euro sẽ không còn là 'dự án không thể đảo ngược'. Đồng xu EUR và giấy bạc drachma - Ảnh: Reuters Hôm nay...