Indonesia bước vào làn sóng COVID-19 thứ tư
Ngày 14/7, Trưởng nhóm chuyên trách thuộc Hiệp hội Y tế Indonesia (IDI), Giáo sư Zubairi Djoerban, nhận định quốc gia Đông Nam Á này đang bước vào đợt lây lan dịch COVID-19 thứ tư.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ông Zubairi, số ca mắc COVID-19 mới hằng ngày của Indonesia bắt đầu tăng từ ngày 2/7 với 1.794 ca. Kể từ đó, số ca mắc mới được ghi nhận theo ngày đã tăng đáng kể (3.822 ca). Đáng chú ý, đã có 12 ca tử vong trong ngày 13/7.
Ông Zubairi kêu gọi người dân cần tiếp tục tuân thủ các quy định y tế và sớm tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều thứ 3 để ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên, chuyên gia y tế này cũng kêu gọi dân chúng không hoang mang vì tốc độ lây lan dịch ở Indonesia vẫn thấp hơn so với Singapore, Malaysia, Australia và New Zealand.
Theo Lực lượng đặc trách xử lý COVID-19 của Chính phủ Indonesia, 3.361 ca mắc mới đã được ghi nhận trong ngày 14/7, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này kể từ đầu đại dịch lên 6.116.347 ca.
Các tỉnh thành ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất trong ngày bao gồm thủ đô Jakarta (1.594 ca), Tây Java (728 ca), Banten (393 ca), Đông Java (279 ca) và Bali (125 ca). Hiện cả nước còn 21.916 bệnh nhân đang được chữa trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà.
Indonesia sẽ bắt buộc du khách tiêm vaccine tăng cường ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, ông Mohammad Syahril, ngày 5/7 cho biết Chính phủ nước này có kế hoạch yêu cầu tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 đối với du khách trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng ở một số khu vực.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Ông Syahril cho hay Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã quy định tiêm vaccine tăng cường là một trong những yêu cầu đi lại và nhà lãnh đạo nước này không muốn có thêm đợt gia tăng số ca mắc COVID-19.
Theo quan chức y tế này, tình hình đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát trên toàn Indonesia trong tháng 6/2022, với tỷ lệ xét nghiệm dương tính dưới 1,15% và tỷ lệ lây nhiễm ở mức 1,03 ca trên 100.000 người mỗi tuần. Cả hai chỉ số nói trên đều đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cụ thể tỷ lệ xét nghiệm dương tính dưới 5% và tỷ lệ lây nhiễm dưới 20 ca trên 100.000 người mỗi tuần.
Tình hình dịch bệnh từng được kiểm soát, đánh dấu bằng việc nới lỏng quy định đeo khẩu trang trong không gian mở ở nước này. Ngày 30/6, số ca mắc mới đạt đỉnh 2.200 ca và giảm liên tục trong 4 ngày xuống còn 1.434 ca vào ngày 4/7. Tuy nhiên, sự gia tăng số ca mắc mới lên hơn 1.000 ca mỗi ngày là lời cảnh báo cho dân chúng Indonesia về sự lây lan của các biến thể Omicron phụ BA.4 và BA.5. Ông Syahril nhấn mạnh rằng dịch bệnh lây lan xuất phát từ sự vô kỷ luật trong việc thực hiện các quy định y tế và tiến độ tiêm chủng trì trệ.
Trước đó, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan - người cũng đang giữ cương vị Điều phối viên áp đặt lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) tại khu vực Java-Bali - tiết lộ rằng quy định bắt buộc tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 đối với các du khách sẽ được triển khai chậm nhất trong 2 tuần tới. Quy định này đã được nhất trí trong cuộc họp Nội các mới đây do Tổng thống Jokowi chủ trì và sẽ được điều chỉnh bằng một thông tư của Lực lượng Đặc trách xử lý COVID-19 và quy định của các cơ quan khác có liên quan.
WHO đánh giá cao chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Campuchia Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia ngày 10/4 đánh giá thành công của chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này đã giúp cứu sống nhiều người, ổn định hệ thống y tế và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh,...