Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát quốc tế truy nã
Hải quân Indonesia bắt một tàu cá Trung Quốc, đang bị cảnh sát quốc tế truy nã, vì hoạt động trái phép trong vùng biển nước này.
Tàu Hua Li 8. Ảnh: Tempo.
Hai tàu hải quân Indonesia ngày 22/4 chặn tàu cá Hua Li 8 ngoài khơi thành phố Lhokseumawe, tỉnh Aceh, sau khi nhận được thông tin từ cảnh sát quốc tế Interpol Argentina rằng nó sẽ đi vào vùng biển Indonesia, theoTempo.
Hua Li 8 đã được đưa về một căn cứ hải quân ở Belawan, Bắc Sumatra, để điều tra. Interpol truy lùng con tàu này dựa vào thông tin từ Argentina, cho rằng nó đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Argentina hồi tháng 2.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang thẩm vấn các thủy thủ để tìm hiểu thêm về vụ việc”, AFPdẫn lời Edi Sucipto, người phát ngôn hải quân Indonesia, nói, cho biết thêm có một thuyền viên bị bắn vào chân. “Chúng tôi không bắn người này, có thể ông ấy bị nhà chức trách Argentina bắn”.
Theo Achmad Santosa, thành viên lực lượng đặc nhiệm chống đánh bắt cá trái phép (Satgas 115), tòa án liên bang Argentina đã cho phép chính phủ Indonesia truy tìm và bắt Hua Li 8.
Argentina tháng trước bắn chìm một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Nam Đại Tây Dương. Thuyền viên Trung Quốc nhảy xuống biển khi tàu chìm. Toàn bộ 32 người trên tàu được cứu sau đó và không ai bị thương.
Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra hôm 18/3 nói sẽ xử lý vụ việc theo hướng tôn trọng luật pháp quốc tế và luật pháp Argentina, đồng thời hy vọng nó không ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc.
Như Tâm
Theo VNE
Indonesia lần đầu cho nổ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép
Hải quân Indonesia ngày 20/5 cho nổ tung một tàu cá 300 tấn của Trung Quốc cùng 40 tàu tàu cá nước ngoài bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng biển nước này, động thái được cho là sẽ dẫn đến căng thẳng trong khu vực.
Indonesia lần đầu cho nổ tàu cá 300 tấn của Trung Quốc. (Ảnh: JP)
Bộ trưởng Thủy sản và hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti hôm qua xác nhận thông tin tàu cá Gui Xei Yu 12661 tải trọng 300 tấn của Trung Quốc bị đánh chìm. Ngoài ra, bà Susi cho biết 40 tàu cá của các nước khác cũng đã bị đánh chìm.
Theo báo chí địa phương, các tàu cá bị đánh chìm do khai thác trái phép trong vùng biển Indonesia. Tờ Jakarta Post dẫn lời bà Susi cho rằng đây đây không phải là một hành động "biểu dương lực lượng" của chính phủ Indonesia, mà chỉ đơn thuần là "thực thi pháp luật". Bà Susi cũng phát biểu rằng đây là một nỗ lực của chính phủ nhằm bảo vệ tài nguyên biển của nước này.
Tàu cá Gui Xei Yu 12.661 bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ từ năm 2009 khi đang đánh bắt cá ở nơi mà Indonesia cho là thuộc lãnh hải của họ. Đây là tàu Trung Quốc đầu tiên bị đánh chìm kể từ khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố phát động chiến dịch chống đánh bắt cá trái phép, hoạt động gây thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Indonesia.
Tháng 10 năm ngoái, sau khi nhậm chức, Tổng thống Indonesia Widodo tuyên bố ông sẽ tăng cường sức mạnh hải quân trong nỗ lực chống lại những vụ đánh bắt cá phi pháp khiến nước này thiệt hại hàng tỷ USD. Các tàu cá của Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Papua New Guinea và Philippines đã bị gắn thuốc nổ để phá hủy trong những tháng gần đây.
Cũng trong ngày 20/5, 40 tàu cá khác cũng bị đánh chìm ở nhiều nơi trên đất nước Indonesia, truyền thông Trung Quốc đưa tin và cho biết thêm trong số đó có 5 tàu Việt Nam, 2 tàu Thái Lan và 11 tàu Philippines.
Tờ Jakarta Post nhận định hành động của Indonesia được cho là sẽ khiến Trung Quốc và nhiều nước khác trong khu vực phản ứng mạnh mẽ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Jakarta Post
Tàu chiến Indonesia áp sát Philippines giải cứu công dân bị bắt cóc Tư lệnh quân đội Indonesia Gatot Nurmantyo ngày 16.4 cho biết ông đã điều hai tàu chiến của nước này đến gần Philippines nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc giải cứu các công dân Indonesia bị nhóm Abu Sayyaf bắt cóc. Một tàu chiến của hải quân Indonesia - Ảnh: Reuters "Tôi đã chuẩn bị lực lượng trên bộ, trên biển và...