Indonesia bắt giữ 39 nghi phạm trong đường dây buôn bán ma túy khu vực
Cảnh sát Indonesia mới đây đã phối hợp với nhà chức trách Thái Lan và Malaysia bắt giữ 39 nghi phạm liên quan đến đường dây buôn bán ma túy lớn trong khu vực.
Cảnh sát trưng bày số ma túy thu giữ trong các chiến dịch truy quét buôn lậu ma túy tại cuộc họp báo ở Jakarta, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cảnh sát cho biết các nghi phạm bị bắt giữ rải rác ở cả 3 nước gồm Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Chúng là thành viên của một đường dây buôn bán ma túy có tổ chức, chuyên vận chuyển methamphetamine từ “ Tam giác vàng” – trung tâm sản xuất ma túy khét tiếng nằm giữa 3 nước Lào, Thái Lan và Myanmar, đến các quốc gia như Indonesia. Toàn bộ nghi phạm bị bắt giữ ở Indonesia có thể đối mặt với mức án tử hình.
Tại cuộc họp báo ngày 12/9, ông Wahyu Widada, người đứng đầu Cục điều tra tội phạm thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết đường dây này do Fredy Pratama, quốc tịch Indonesia, cầm đầu. Đối tượng này sở hữu tài sản trị giá tới 683,73 triệu USD và đang bị truy nã.
Băng đảng ma túy Tam giác Vàng đang thay đổi
Văn phòng về Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) lên tiếng cảnh báo rằng: "Tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất ma túy tổng hợp tại Tam giác Vàng vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm".
Video đang HOT
Điều gì đã dẫn đến việc các ông trùm tại Tam giác Vàng, đầu mối cung cấp thuốc phiện lớn nhất nhì thế giới, lại chuyển sang ma túy tổng hợp?
Thay đổi theo thời đại
Thập niên 2010 chứng kiến sự "trỗi dậy" mạnh mẽ của ngành ma túy ở Afghanistan. Taliban đã thiết lập được đường dây vận chuyển và phân phối thuốc phiện với các nhóm tội phạm ở Đông Âu và Bắc, Trung và Nam Á. Ma túy Tam giác vàng vốn đã không có lợi thế tại các thị trường này thì nay mất hẳn chỗ đứng.
Một nhóm đối tượng buôn lậu ma túy bị cảnh sát Lào bắt giữ cùng tang vật.
Mặt khác cũng phải kể đến sự thay đổi trong nền kinh tế Myanmar. Chính phủ được thành lập sau hai cuộc bầu cử 2012 và 2015 đã mở cửa thị trường nước này để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều hộ gia đình trước đây chỉ biết trồng cây anh túc để sống nay đứng trước nhiều sự lựa chọn hơn. Họ có thể bỏ làm nông để trở thành công nhân, hay chuyển đổi sang những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn. Kết quả là diện tích trồng cây anh túc giảm dần theo từng năm.
Đứng trước hai vấn đề kể trên, các tổ chức tội phạm tại Tam giác vàng đi đến quyết định logic nhất tại thời điểm đó: Thoái vốn đầu tư vào thuốc phiện để dồn sức cho việc mở rộng danh mục sản phẩm. Ma túy tổng hợp lẫn bán tổng hợp vừa không sợ bị cạnh tranh, vừa không phụ thuộc quá nhiều vào nông dân. Giai đoạn 2014-2018 có lẽ là thời điểm các ông trùm "mạnh tay" nhất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất ma túy tổng hợp.
Thuốc lắc, hay còn được người Thái gọi là "yaba", hiện là thứ ma túy tổng hợp được sản xuất nhiều nhất tại Tam giác vàng vì giá thành rẻ mà người nghiện lại khó bỏ. Mỗi viên yaba có 30% là methamphetamine, còn lại là caffeine hiện có giá 100 baht. Ma túy đá là loại sản phẩm có phần "cao cấp" với giá 3.000.000 baht/1kg, nhưng giá bán lẻ có thể cao hơn vì phải đội chi phí vận chuyển.
Cuối tháng 1/2023, cảnh sát Thái Lan đã mở chiến dịch triệt phá một đường dây vận chuyển ma túy đá trị giá 45 triệu USD. Cuộc điều tra bắt đầu khi binh sĩ ở chốt kiểm soát biên giới phát hiện ra 980.000 viên methamphetamine giấu trong gói trà lọc rồi nhét vào trần giả của bốn chiếc xe SUV đã được cải biến. Những đối tượng buôn lậu bị bắt khai rằng chúng đem ma túy từ các trung tâm chế biến ở Myanmar đến thành phố cảng Laem Chabang...
Tội phạm có tổ chức ở Tam giác vàng không chỉ buôn bán ma túy mà còn tham gia hoạt động buôn người. Chỉ trong năm 2022, Cục Phòng chống buôn người của cảnh sát Thái Lan đã xử lý 248 vụ buôn người, tăng 60 vụ so với năm 2021. Đa số những vụ việc buôn người bị ngăn chặn ở khu vực biên giới ba nước Thái Lan - Lào - Myanmar.
Sự trở lại của thuốc phiện
Chiến tranh còn gây ảnh hưởng đến khu vực Tam giác vàng theo một cách khác. Tại Afghanistan, chính phủ Taliban từng nhiều lần tuyên bố sẽ tiến tới loại trừ cây anh túc. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên vì từ bao nhiêu năm nay Taliban dựa rất nhiều vào việc chế biến và mua bán thuốc phiện để lấy kinh phí hoạt động. Nhưng theo các nhà quan sát, Taliban có lý do để làm việc đó. Giáo sư Derek Davison tại Đại học Chicago (Mỹ) nhận xét: "Taliban đang rất cần "ghi điểm" với cộng đồng quốc tế nhằm tìm kiếm đồng minh đối phó với các lệnh cấm vận của Mỹ. Việc xóa bỏ các cánh đồng anh túc chắc chắn sẽ gây được thiện cảm của các nước trong khu vực, đồng thời thể hiện sự cởi mở trong đàm phán của Taliban".
Hiện vẫn chưa rõ Taliban đã và đang làm gì để loại bỏ ngành trồng và chế biến thuốc phiện ở Afghanistan, nhưng những tuyên bố của họ chắc chắn đã gây ảnh hưởng lên thị trường ma túy thế giới. Giá nha phiến đang trên đà tăng kể từ tháng 8/2021, khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul. Không thể loại trừ tác động của việc khó buôn lậu ma túy từ Afghanistan sang nước láng giềng Turkmenistan, Uzbekistan, và Tajikistan hơn trước, nhưng chắc chắn những tham vọng của Taliban đang khiến những mạng lưới buôn bán thuốc phiện cảm thấy lo lắng.
Đón bắt được nhu cầu thị trường, các băng đảng ma túy ở Tam giác vàng đang quay trở lại với thuốc phiện. Một nông dân Myanmar giấu tên nói với hãng tin Vice: "Có một người đàn ông đến tận làng tôi để phát hạt giống cây anh túc và phân bón miễn phí. Nhà nào đồng ý nhận hạt giống về trồng thì còn được họ lắp cho hệ thống tưới tiêu, rồi đến mùa cây nở hoa thì họ lái xe tải ra tận đồng để thu mua".
Còn theo ông Jeremy Douglas thì: "Nhiều nông dân nói với chúng tôi rằng họ không muốn trồng anh túc, nhưng đó là sự lựa chọn cuối cùng của họ giữa lúc nông sản không bán được... Tội phạm có tổ chức không chỉ dùng đến bạo lực để buộc nông dân quay trở lại cây thuốc phiện. Chúng còn khôn khéo sử dụng sự hỗ trợ về vật chất nhằm đạt được điều mình muốn". Theo số liệu của UNODC, trong năm 2022 giá trị nền kinh tế thuốc phiện ở Tam giác vàng là 10 tỷ USD.
UNODC và một số tổ chức quốc tế khác đưa ra lời khuyên rằng nên sớm tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột Myanmar, sau đó nhanh chóng tái thiết lại nền kinh tế tại khu vực biên giới. Mục tiêu phải là triệt tiêu việc sản xuất thuốc phiện ngay ở khâu đầu tiên...
Thái Lan thu giữ hơn 1 tấn ma túy đá trong chưa đầy 1 tuần Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn nguồn tin nhà chức trách Thái Lan ngày 24/1 cho biết trong vòng chưa đầy một tuần, cảnh sát nước này đã thu giữ 1,1 tấn methamphetamine tinh thể trong các chiến dịch trấn áp hoạt động buôn bán ma túy đang có chiều hướng gia tăng sau khi Thái Lan mở cửa biên giới trở lại...