Indonesia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 Trung Quốc
Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận mũi đầu tiên của vaccine CoronaVac do Trung Quốc sản xuất, kích hoạt chiến dịch tiêm Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á.
Mặc áo sơmi trắng, đeo khẩu trang, ông Widodo được tiêm một mũi vaccine CoronaVac, do công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech phát triển, trong buổi lễ truyền hình trực tiếp tại phủ tổng thống ở thủ đô Jakarta hôm 13/1. Abdul Muthalib, bác sĩ của Tổng thống, cho hay ông không cảm thấy đau.
Tiêm kế sau Widodo là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội và các lãnh đạo tôn giáo Indonesia, nhằm gây dựng niềm tin của công chúng với vaccine CoronaVac. Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin, các đại diện của Hiệp hội Y tế Indonesia và nhóm Hồi giáo lớn nhất nước này Nahdlatul Ulama sẽ được tiêm vaccine Covid-19 trong hôm nay.
Video đang HOT
Tổng thống Joko Widodo tiêm vaccine CoronaVac trong buổi lễ truyền hình trực tiếp tại điện tổng thống ở thủ đô Jakarta hôm 13/1. Ảnh: AP .
Indonesia là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc tổ chức tiêm chủng CoronaVac trên diện rộng sau khi cấp phép sử dụng khẩn cấp hôm 11/1. Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2020.
Tuy nhiên, vaccine Trung Quốc vẫn còn gây nghi ngờ do các thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp rất ít dữ liệu nghiên cứu và có sự khác nhau về mức độ hiệu quả.
Indonesia cho hay thử nghiệm tại nước này cho thấy CoronaVac hiệu quả 65%, nhưng các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Theo Bộ trưởng Budi, nước này phải tiêm chủng cho 2/3 trong số 270 triệu dân mới đạt được miễn dịch cộng đồng. Ông thừa nhận Indonesia cũng cần cải thiện việc xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, thêm rằng hiện có sự không đồng đều về nguồn lực xét nghiệm ở các địa phương.
Indonesia dự kiến nhận thêm 122,5 triệu liều CoronaVac đến tháng 1/2022, với khoảng 30 triệu liều cuối quý một năm nay. Nước này cũng mua gần 330 triệu liều các loại vaccine khác, bao gồm AstraZeneca và Pfizer-BioNTech.
Quốc gia Đông Nam Á đứng dưới áp lực phải đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng khi lệnh phong tỏa nhiều lần được áp dụng nhưng không làm chậm sự lây lan của nCoV. Tình hình dịch bệnh càng tồi tệ hơn sau những kỳ nghỉ cuối năm vừa qua.
Indonesia hôm qua báo cáo thêm 302 ca tử vong vì Covid-19, mức cao kỷ lục của nước này, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên hơn 24.600. Số ca nhiễm cũng đạt đỉnh, trung bình hơn 9.000 ca/ngày, với tổng số ca nhiễm toàn quốc là gần 850.000. Tháng này, Indonesia đã ghi nhận thêm hơn 100.000 ca nhiễm mới, đứng đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm lẫn tử vong.
Bên cạnh thách thức về hậu cần phân phối vaccine khắp quần đảo rộng lớn, chính quyền của ông Jokowi cũng đối mặt với sự miễn cưỡng của người dân Indonesia trong việc tiêm chủng. Một cuộc khảo sát được công bố hồi tháng 11 cho thấy 65% người được hỏi sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19, trong khi hơn 1/4 không chắc chắn. Chính phủ đang phải gánh chi phí vaccine sau khi khảo sát cho thấy chỉ 1/3 người dân sẵn sàng trả tiền cho các mũi tiêm.
Tổng thống Indonesia kiện toàn nội các
Ngày 23/12, 6 tân bộ trưởng và 5 tân thứ trưởng các cơ quan bộ ngành của Indonesia đã nhậm chức dưới sự chứng kiến của Tổng thống Joko Widodo.
Tổng thống Joko Widodo (phải) phát biểu tại lễ nhậm chức của các tân bộ trưởng và thứ trưởng ở Jakarta, Indonesia, ngày 23/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các bộ trưởng mới nhậm chức gồm Bộ trưởng Tôn giáo Yaqut Cholil Qoumas, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin, Bộ trưởng Xã hội Tri Rismaharini, Bộ trưởng Thương mại Muhammad Lutfi, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Sakti Wahyu Trenggono cùng Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Sandiaga Salahuddin Uno.
Lễ nhậm chức diễn ra ngay trong ngày sau khi Tổng thống Widodo ký sắc lệnh kiện toàn bộ máy chính phủ trong nhiệm kỳ 2019-2024.
Cũng trong sắc lệnh cùng ngày, Tổng thống đã thông qua việc bổ nhiệm 5 thứ trưởng trong quyết định về miễn nhiệm và bổ nhiệm thứ trưởng cho giai đoạn 2019-2024.
Brazil sẽ phạt người từ chối tiêm vaccine Covid-19 Tòa án Tối cao Brazil ra phán quyết rằng người dân có thể "được yêu cầu" tiêm vaccine Covid-19, mở đường cho chính quyền phạt những ai từ chối. Theo phán quyết được nhất trí với tỷ lệ 10/1 của Tòa án Tối cao Brazil hôm 17/12, chính quyền các cấp đều có thể đưa ra hình phạt đối với bất cứ ai...