Indonesia bắt đầu phân phối vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc
Ngày 3/1, Indonesia đã bắt đầu phân phối trên toàn quốc loại vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển và dự kiến bắt đầu tiến hành tiêm chủng hàng loạt vào cuối tháng này.
Xe tải chở vaccine ngừa COVID-19 của công ty Sinovac Biotech tại sân bay Soekarno-Hatta ở Tangerang, Indonesia, ngày 31/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, hoạt động phân phối được triển khai sau khi công ty sản xuất vaccine nhà nước Bio Farma nhận được tổng cộng 3 triệu liều vaccine Sinovac trong hai đợt vào các ngày 6/12 và 31/12 vừa qua. Người phát ngôn của Bio Farma, ông Bambang Heriyanto cho hay công ty đã bắt đầu phân phối vaccine Sinovac cho các cơ sở y tế tại 34 tỉnh và thành phố trên khắp cả nước vào ngày 3/1.
Phát biểu họp báo, ông Bambang cho biết: “Tất cả các cơ sở lưu trữ lạnh vaccine ở nhiệt độ từ 2-8 độ C đã sẵn sàng. Hy vọng rằng điều đó sẽ giúp đảm bảo chất lượng vaccine được sử dụng cho người dân”. Theo ông, Indonesia đã triển khai một số chương trình tiêm chủng quốc gia trước đây nên cơ sở hạ tầng sẽ không phải là vấn đề.
Indonesia có kế hoạch tiêm chủng cho 181,5 triệu người từ 18 tuổi trở lên, tương đương khoảng 67% trong số gần 270 triệu dân của nước này, trong vòng 15 tháng. Dự kiến 1,3 triệu nhân viên y tế sẽ được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên, sau đó là 17,4 triệu đối tượng khác ở tuyến đầu. Tiếp đó, 21,5 triệu người từ 60 tuổi trở lên sẽ tiêm chủng.
Video đang HOT
Trong giai đoạn hai dự kiến thực hiện từ tháng 4 năm nay đến tháng 3/2022, 63,9 triệu người ở các khu vực có nguy cơ cao sẽ được tiêm chủng, tiếp theo là 77,4 triệu người còn lại.
Cho đến nay, Indonesia đã đặt mua gần 330 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ 5 nhà cung cấp khác nhau, bao gồm Sinovac, AstraZeneca và Novavax. Tính đến ngày 3/1, quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới này đã ghi nhận 758.473 ca mắc COVID-19, trong đó 22.555 ca tử vong.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hala Zayed cho biết nước này đã thông qua việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do tập đoàn dược phẩm lớn của Trung Quốc Sinopharm phát triển và hoạt động tiêm chủng sẽ bắt đầu triển khai từ cuối tháng 1.
Phát biểu trên kênh truyền hình MBC Masr địa phương, Bộ trưởng Zayed nêu rõ lô vaccine đầu tiên đã được chuyển tới quốc gia Bắc Phi vào tháng 12/2020 và “lô vaccine thứ hai dự kiến tới vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của tháng 1″. Mỗi đợt vaccine chuyển tới gồm 50.000 liều và Bộ Y tế thông báo nhóm tiêm chủng đầu tiên sẽ là các nhân viên y tế.
Bộ trưởng Zayed tiết lộ Cairo định mua 40 triệu liều vaccine từ Sinopharm, trong khi các cuộc đàm phán với Pfizer cũng “đang diễn ra”.
Người già ở Anh mất tiền vì bị lừa đặt lịch tiêm vaccine qua điện thoại
Tin nhắn ghi âm sẵn yêu cầu nạn nhân ấn một phím điện thoại để đặt lịch tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nhưng sau khi ấn nút, nạn nhân sẽ bị nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trừ một khoản tiền lớn.
Bọn lừa đảo qua điện thoại nhằm vào người già và người dễ bị tổn thương. Ảnh: Highwaystarz-Photography
Theo tờ Mirror, các chuyên gia cảnh báo rằng những kẻ lừa đảo đang dùng chiêu thức trên để lừa gạt những người cao tuổi hy vọng được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Hội đồng Wirral đã nhận được một số thông tin về hình thức lừa đảo này và đã phát cảnh báo trên trang Facebook của hội đồng.
Cảnh báo có đoạn: "Chúng tôi biết rằng có một âm mưu lừa đảo nhằm vào người cao tuổi ở khu vực New Ferry, liên quan tới tin nhắn điện thoại tự động đề nghị người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19".
Ông Ray Walsh, chuyên gia về quyền riêng tư kỹ thuật số tại công ty ProPrivacy, đã kêu gọi người dân cảnh giác với số điện thoại lạ gọi tới. Ông nói: "Thông tin về cuộc gọi điện thoại lừa đảo nhằm vào người già chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 là cực kỳ đáng lo ngại. Trong số những âm mưu lừa đảo nhằm vào người già và người dễ bị tổn thương mà chúng tôi từng biết, đây là âm mưu độc ác nhất".
Cơ quan chức năng Anh cho biết những ai gặp rủi ro mắc COVID-19 và đang khẩn cấp chờ tới lượt tiêm vaccine cần nhớ rằng cơ quan y tế sẽ không gọi điện để yêu cầu họ nhấn phím đặt cuộc hẹn Ngoài ra, mặc dù cuộc gọi lừa đảo chỉ được ghi nhận ở New Ferry tới nay, nhưng người dùng điện thoại khắp nước Anh cần thận trọng khi vaccine đang được phân phối tới khắp nước và âm mưu độc ác này cũng sẽ lan như vậy.
Sau khi cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa COVID-19 trong tháng 12/2020, Anh đã tiến hành chương trình tiêm chủng quốc gia, ưu tiên người già và nhân viên y tế.
Theo dữ liệu chính thức, nước Anh trong ngày 2/1 đã ghi nhận số ca mới mắc COVID-19 tiếp tục cao kỷ lục với 57.725 trường hợp và thêm 445 bệnh nhân tử vong. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca bệnh mới ở quốc gia châu Âu này vượt mức 50.000 người.
Trước đó, một nghiên cứu của Đại học Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London đã khuyến cáo nước Anh cần phải tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 2 triệu người mỗi tuần mới có thể tránh được làn sóng dịch bệnh thứ ba. Theo nghiên cứu, kịch bản duy nhất được xem là giúp giảm số ca mắc COVID-19 phải điều trị tích cực xuống dưới các mức từng được ghi nhận trong làn sóng dịch thứ nhất là Anh phải áp dụng các biện pháp can thiệp nghiêm ngặt nhất, tức là nâng mức giãn cách xã hội lên cấp độ 4 trên toàn vùng England, đóng cửa các trường học trong tháng 1/2021 và mỗi tuần tiêm phòng cho 2 triệu người. Nếu không đạt được mục tiêu tiêm vaccine này, số ca mắc, ca nhập viện, ca bệnh nặng và ca tử vong trong năm 2021 có thể đều vượt các con số của năm 2020.
Gia đình Mỹ 4 thế hệ cùng đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 Cảm giác phải có trách nhiệm với người khác là một lý do mà một gia đình 4 thế hệ ở hạt Lincoln, bang Tennesse, Mỹ cùng nhau đi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Gia đình 4 thế hệ cùng đi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: WAFF Theo trang WAFF.com ngày 2/1, số người tử vong vì COVID-19 cao ở Mỹ đã khiến gia...