In hình lãnh đạo có công lên tiền VN: Hay, lạ nhưng… chưa phải lúc?!
Đề xuất Nhà nước xem xét in hình các vị lãnh đạo có công với nước qua các thời kỳ trên các đồng tiền còn lại, bên cạnh in hình Bác Hồ ở tờ tiền có mệnh giá lớn đã nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều…
Ở nước ta, việc lựa chọn, quyết định hình ảnh được in trên đồng tiền do Bộ Chính trị quyết định.
Trước thềm kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Ngân hàng Nhà nước có tập hợp ý kiến cử tri và trả lời cử tri về các vấn đề liên quan. Trong đó, cử tri tỉnh Long An có kiến nghị xem xét trong việc phát hành tiền giấy, ngoài in hình Bác Hồ ở tờ tiền có mệnh giá lớn, Nhà nước xem xét nên in hình các vị lãnh đạo có công với nước qua các thời kỳ trên các đồng tiền còn lại.
Bên lề kỳ họp Quốc hội chiều nay 21/10, trao đổi với phóng viên Dân trí về kiến nghị trên, đại biểu Quốc hội – Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: Việc nghiên cứu, xem xét in hình các vị lãnh đạo có công với nước qua các thời kỳ trên các đồng tiền còn lại nên được xem xét, bởi đó là “một trong những giá trị”, bên cạnh những hình ảnh thiên nhiên, sản vật.
“Việc đưa nhân vật lên tờ tiền Việt Nam là cần thiết nhưng là ai, điều này còn phải bàn. Đến thời điểm này, trên tờ tiền của Việt Nam mới chỉ có in một nhân vật duy nhất là Bác Hồ. Hình ảnh Bác Hồ, thiên nhiên, sản vật in trên các tờ tiền Việt Nam đã thành nếp nên nếu thay đổi cũng cần có một quá trình, nhất là phải tìm sự đồng thuận trong người dân”, đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Đánh giá về kiến nghị trên, TS.Nguyễn Minh Phong (chuyên gia kinh tế) cho đây là một ý kiến mới lạ, hay. Tuy nhiên, nếu ý kiến của các cử tri tỉnh Long An được xem xét, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu kỹ, bởi tiêu chí về người có công với nước sẽ thay đổi theo thời gian.
“Nếu chỉ lấy tiêu chí người có công với nước để in hình lên tờ tiền Việt Nam sẽ tạo ra sự so sánh không đáng có trong lịch sử. Trong khi việc thay đổi những mẫu mã trên tờ tiền Việt Nam sẽ rất tốn kém. Theo tôi, ghi nhận công lao của các nhân vật có công với nước, chúng ta có thể xuất bản kỷ yếu, hoặc đặt tên đường. Trên tờ tiền Việt Nam chỉ nên có một hoặc hai người là cùng”, TS.Nguyễn Minh Phong nói.
Còn theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, việc thay đổi hình ảnh của tờ tiền Việt Nam cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và phải trả lời được câu hỏi: “Thay đổi việc in hình người có công lên tờ tiền Việt Nam để làm gì? Theo tôi, trong bối cảnh hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, Nhà nước nên ưu tiên ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, chứ chưa nên nghĩ đến việc in hình các vị lãnh đạo có công với nước qua các thời kỳ trên các đồng tiền còn lại”.
Cùng ý kiến này, TS. Vũ Viết Ngoạn – đại biểu Quốc hội nói: “Theo tôi là chưa phải lúc”.
Video đang HOT
Trước đó, trả lời đề xuất của các cử tri Long An, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Đồng tiền được xem là “biểu trưng”, “hình ảnh” của mỗi quốc gia, là phương tiện nhằm chuyển tải những giá trị, thông điệp hàm súc đến người sử dụng. Vì vậy, những giá trị, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc về đất nước, con người thường được lựa chọn để thể hiện, khắc họa trên đồng tiền. Ở nước ta, việc lựa chọn, quyết định hình ảnh được in trên đồng tiền do Bộ Chính trị quyết định.
Lý giải việc in hình Bác Hồ lên tiền Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới kiệt xuất. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở nên gần gũi, quen thuộc đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam và bạn bè thế giới. Vì vậy ngay từ năm 1945, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được lựa chọn, thể hiện trang trọng ở mặt trước các đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Ở mặt sau đồng tiền khắc họa hình ảnh quân và dân ta trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phong cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
“Việc đề xuất xem xét lựa chọn các vị lãnh đạo, anh hùng, danh nhân văn hóa, lịch sử có công với đất nước để in trên đồng tiền cần được cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng và đảm bảo phù hợp với kỳ vọng của đa số công chúng vì hình ảnh trên đồng tiền có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ thân thiện, tích cực và chuyển tải những thông điệp hàm súc tới công chúng”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
THeo Dantri
Phiếu tín nhiệm thấp vì có nhiều... điểm "nóng"
Theo đánh giá của nhiều đại biểu Quốc hội, quy trình lấy phiếu tín nhiệm đã được thực hiện công khai, minh bạch. Một số ngành tỷ lệ phiếu tín nhiệm khá thấp như y tế, giao thông, ngân hàng... vì có nhiều điểm "nóng".
Sáng 11/6, Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh. Bên lề kỳ họp, một số đại biểu Quốc hội đã chia sẻ với báo giới về kết quả, cách thức chuẩn bị và những kinh nghiệm cần rút ra cho các lần lấy phiếu tín nhiệm sau này.
Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai):
Điều đầu tiên đáng ghi nhận là toàn bộ quy trình chúng ta làm rất minh bạch, công khai. Đây là một tiền đề hết sức thuận. Còn kết quả cụ thể mỗi người có một ý kiến khác nhau. Nếu nhìn tương quan tất cả các nhân vật được tham gia lấy phiếu tín nhiệm thì nó phản ánh khá trung thực nhận thức xã hội. Một số ngành có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp khá cao như ngành y tế, giao thông, ngân hàng... vì đây là những ngành đang có nhiều điểm "nóng".
Tôi không đặt vấn đề là ai trượt hay trúng, vì có thể nó chưa đạt đến ngưỡng ấy, nhưng tôi muốn nói tương quan giữa các bộ trưởng, giữa các vị giữ trọng trách khác nhau với thực tiễn đời sống đã phản ánh tương đối đúng.
Tôi nghĩ, một trong những mục tiêu của lần bỏ phiếu này là sự nhắc nhở trách nhiệm và qua đó, mỗi vị bộ trưởng và mỗi cương vị sẽ nhận thức được vị thế mà mình đang đảm nhận chắc chắn sẽ có tác động tích cực.
Đại biểu Phùng Quốc Hiển (Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội):
Chủ tịch Quốc hội trong bài phát biểu trước khi lấy phiếu tín nhiệm đã nói: Do điều kiện kinh tế của chúng ta những năm gần đây gặp những khó khăn nhất định, trong đó có những khó khăn khách quan và chủ quan, nên việc đại biểu Quốc hội đánh giá các thành viên, nhất là thành viên Chính phủ cũng tính cả những yếu tố đó. Cho nên, câu chuyện lấy phiếu tín nhiệm sẽ có những lĩnh vực nhạy cảm như vị trí của Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng... Xét về yếu tố khách quan, những vị trí này có phiếu tín nhiệm chưa cao cũng là đương nhiên.
Về kết quả bỏ phiếu, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào đại biểu Quốc hội. Mỗi đại biểu Quốc hội có nhận định và đánh giá của riêng mình, đó là quyền của họ và là trọng trách mà các cử tri giao cho họ.
Về cá nhân tôi, tôi cho rằng Quốc hội, đặc biệt là Chính phủ đã rất cố gắng. Tôi cũng đã bỏ phiếu đúng theo những nhận định, đánh giá của mình về những kết quả đạt được của nền kinh tế. Tôi cũng đánh giá rất cao những cố gắng của các thành viên Chính phủ đặc biệt là những thành viên Chính phủ có những đột phá, những tư duy đột phá. Thậm chí những tư duy của họ đến nay chưa được ủng hộ cao nhưng sẽ được chứng minh trong thời gian tới.
Đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Quảng Ngãi):
Tôi chưa hỏi được cử tri nên cũng chưa biết được kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có đáp ứng mong mỏi của họ hay không. Nhưng về chủ quan, đây là lần đầu tiên mình làm nên còn thiếu kinh nghiệm và cũng chưa có những quy trình tốt nhất. Dù sao qua đây sẽ là thước đo cho những đồng chí có loại phiếu đánh giá khác nhau sẽ vươn lên, khắc phục những điều mà mình còn hạn chế.
Quan điểm của tôi là bỏ phiếu cho những người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm nhưng phải mang lại hiệu quả chứ không phải làm không có căn cứ khoa học, làm không có sự chuẩn bị chu đáo về các giải pháp, cơ sở khoa học. Dám nghĩ dám làm trên cơ sở tính toán chi li và tính toán khoa học, trên những gì thực tiễn đặt ra, nếu có sai sót thì người ta sẽ tha thứ.
Để lần lấy phiếu sau có hiệu quả, chúng ta cần phải có cơ chế về cung cấp thông thông tin, trao đổi, đối thoại làm rõ đối với những vị trí, chức danh được nhân dân giao phó để nói rõ được kết quả thực hiện cho nhân dân, cho xã hội. Cùng với đó các đại biểu cần chủ động tiếp cận thông tin đa dạng nhiều chiều có bản lĩnh và sự quyết định cao khi đưa ra kết luận của mình vừa có cơ sở khoa học vừa có tính thực tiễn.
Đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội):
Tôi không bất ngờ về kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này. Kết quả này cũng gần đúng với những dự báo của nhiều người trước phiên lấy tín nhiệm, thể hiện tương đối khách quan.
Đại biểu Quốc hội yêu cầu ở các thành viên Chính phủ rất cao đối với vấn đề hành pháp, vấn đề quản lý xã hội. Các chủ trương, đường lối đều do các cơ quan hành pháp tổ chức thực hiện. Đại biểu Quốc hội, thay mặt cử tri cả nước, yêu cầu khối này phải tổ chức công việc tốt hơn nữa.
Từ kết quả này, các đồng chí được giao trách nhiệm, được lấy phiếu tín nhiệm cũng phải rút kinh nghiệm để xem mình còn khuyết mảng nào, mình phải cố gắng cái gì để có chương trình hành động, kế hoạch thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Văn Rinh (đoàn Hải Dương):
Quốc hội là đại biểu dân cử. Qua lần đánh giá tín nhiệm này, Quốc hội đã làm tròn nhiệm vụ mà dân giao cho.
Nhưng cái chưa được là việc hạn chế thông tin cung cấp cho đại biểu Quốc hội. Ví dụ như thông tin nói về ông Bộ trưởng A cần cụ thể hơn, đánh giá của cơ quan quản lý như thế nào... Sau này người đứng đầu của cơ quan đó phải có đánh giá trước Quốc hội, ít ra để thông báo cho Quốc hội biết. Chúng tôi mong rằng sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin hơn về người được lấy phiếu tín nhiệm. Người dân cũng có thể cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội, qua đó, đại biểu sẽ làm tròn trách nhiệm của mình hơn.
Cử tri mong muốn các vị được Quốc hội bầu và phê chuẩn qua lần này sẽ làm tốt hơn chức trách nhiệm vụ của mình để bộ máy công quyền mạnh hơn, công bằng hơn, hiệu quả hơn.
Theo Dantri
Chỉ có Bác Hồ trả lời được câu hỏi về Đại tướng Võ Nguyên Giáp "Người ta từng đặt câu hỏi tại sao đang là một thầy giáo dạy sử ông lại thành một vị tướng giỏi được. Tốt nhất câu đó phải hỏi... Bác Hồ. Chỉ Bác mới trả lời được vì Bác đã phát hiện ra điểm gì đó đặc biệt ở thầy giáo Võ Nguyên Giáp..." Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc - Phó...