IMF “tin tưởng” Tổng giám đốc sau cáo buộc can thiệp số liệu liên quan Trung Quốc
Ban điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa ra tuyên bố hoàn toàn tin tưởng Tổng giám đốc Kristalina Georgieva sau khi bà bị cáo buộc can thiệp vào dữ liệu để nâng thứ hạng đánh giá về Trung Quốc.
Bà Georgieva lúc còn làm Tổng giám đốc WB, phát biểu tại Bắc Kinh năm 2018. Ảnh REUTERS
Tuyên bố ủng hộ được đưa ra sau một tuần họp căng thẳng giữa ban điều hành 24 thành viên của IMF và Bộ Tài chính Mỹ về những hành động của Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva .
Cáo buộc được đưa ra trong báo cáo của hãng luật WilmerHale thực hiện cho Ngân hàng Thế giới (WB) về những bất thường dữ liệu trong báo cáo “Doing Business” của WB năm 2018, thời điểm bà Georgieva làm Tổng giám đốc WB. Doing Business là báo cáo của WB nhằm cung cấp cơ sở cho các doanh nghiệp tư nhân sử dụng để đánh giá rủi ro về kinh tế và quyết định đầu tư.
Video đang HOT
Theo Reuters, báo cáo của WimerHale cáo buộc bà Georgieva cùng các quan chức cấp cao đã gây sức ép quá mức lên nhân viên WB để thay đổi dữ liệu nhằm nâng thứ hạng của Trung Quốc trong báo cáo, ngay thời điểm WB tìm kiếm sự ủng hộ của Bắc Kinh nhằm kêu gọi thêm vốn. Bà Georgieva bác bỏ cáo buộc này.
Tuần trước, bà Georgieva được Pháp và EU ủng hộ liên quan vấn đề này. Tuy được IMF tin tưởng nhưng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho hay sẽ theo dõi sát sao hành động của IMF từ đây về sau và đánh giá thêm những phát hiện mới. Bà Yellen cũng kêu gọi tăng cường tính toàn vẹn dữ liệu và độ tin cậy của IMF.
Ban điều hành IMF nói rằng những thông tin được đưa ra trong quá trình xem xét, gồm từ phía luật sư của bà Georgieva và của WilmerHale không đủ thuyết phục để kết luận bà Georgieva có vai trò không thích hợp trong báo cáo Doing Business, vốn đã bị hủy bỏ.
Phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp thường niên của WB và IMF ngày 11.10, Chủ tịch WB David Malpass cho biết đang thực hiện một số bước để cải thiện tính toàn vẹn của nghiên cứu, bao gồm việc thăng chức cho trưởng chuyên gia kinh tế Carmen Reinhart lên đội ngũ quản lý cấp cao. Ông Reinhart sẽ nằm trong số 10 giám đốc điều hành hàng đầu của WB, hướng dẫn ban hành chính sách và ra quyết định.
Mỹ 'đối mặt suy thoái' nếu vỡ nợ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, hôm nay (5/10), cảnh báo kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái nếu Quốc hội không nâng mức trần nợ công trong vòng 2 tuần nữa.
"Tôi coi ngày 18/10 là hạn chót. Sẽ là thảm họa nếu không thanh toán các hóa đơn của chính phủ, vì chúng ta đang ở vào vị trí thiếu nguồn lực để thanh toán các hóa đơn của chính phủ", bà Yellen bày tỏ trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Squawk Box của CNBC. "Tôi cho rằng nó cũng sẽ gây ra một cuộc suy thoái".
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Ảnh: Reuters
Hôm qua (4/10), Tổng thống Biden cũng đã lên tiếng cảnh báo chính phủ liên bang sắp phá vỡ trần nợ 28,4 nghìn tỷ USD và gây ra một cuộc vỡ nợ lịch sử nếu đảng Cộng hòa không hợp tác với đảng Dân chủ trong cuộc bỏ phiếu nâng trần nợ trong 2 tuần nữa.
Trước đó, các nghị sĩ Cộng hòa dẫn đầu là ông Mitch McConnell đã hai lần chặn dự luật nâng trần nợ. Tổng thống Biden cho rằng hành động này là thiếu thận trọng và nguy hiểm.
Bộ Tài chính hiện đang sử dụng cái gọi là "các biện pháp bất thường" khẩn cấp để thanh toán các hóa đơn kể từ khi đạt đến mức trần nợ cuối cùng hồi cuối tháng 7, cho phép Bộ này vừa bảo toàn tiền mặt vừa rút bớt một số tài khoản nhất định mà không cần phát hành trái phiếu mới. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời và được dự báo sẽ chỉ trụ được đến giữa tháng 10.
Theo giới chuyên gia kinh tế, trường hợp Mỹ vỡ nợ sẽ gây ra thiệt hại rộng khắp thông qua một cú tăng vọt về lãi suất, làm lu mờ niềm tin vào khả năng Washington thực hiện các nghĩa vụ tương lai của mình đúng thời hạn và tiềm tàng trì hoãn các khoản trả an sinh xã hội cho khoảng 50 triệu người cao tuổi. Các thành viên của lực lượng vũ trang cũng có thể phải chứng kiến các khoản thanh toán của họ bị chậm trễ.
Kể từ khi trần nợ được thiết lập năm 1917, Mỹ đã hai lần vỡ nợ, vào năm 1933 và năm 1979. Từ năm 1960 tới nay, nước này đã có 78 lần nâng giới hạn vay nợ.
Và trong 40 năm qua, Mỹ trải qua 35 năm ngân sách bị thâm thủng do chính sách giảm thuế và vay nợ kích cầu tiêu dùng.
Cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế nếu nước Mỹ vỡ nợ Ngày 5/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo nếu nước Mỹ vỡ nợ, nền kinh tế hoàn toàn có thể rơi vào suy thoái, khi hạn chót cho việc nâng trần nợ vào ngày 18/10 đang đến gần. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn của CNBC...