IMF thông qua lần phân bổ Quyền Rút vốn đặc biệt lớn nhất lịch sử
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/8 đã thông qua lần phân bổ mới của Quyền Rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 650 tỷ USD.
Đây cũng là lần phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử IMF nhằm thúc đẩy tính thanh khoản toàn cầu giữa đại dịch COVID-19.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva khẳng định đây là “quyết định lịch sử” để kích thích nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Bà Georgieva cũng lưu ý rằng cơ chế phân bổ SDR mới sẽ mang lại lợi ích cho tất cả thành viên IMF, giải quyết nhu cầu toàn cầu trong dài hạn về dự trữ, xây dựng lòng tin và thúc đẩy sự linh hoạt và ổn định của kinh tế toàn cầu, qua đó sẽ đặc biệt giúp các nước bị ảnh hưởng nhất có thể ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.
Theo IMF, khoảng 275 tỷ USD trong lần phân bổ mới sẽ được chuyển đến các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, trong đó có các nước thu nhập thấp.
Trong cập nhật mới đây của báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới (WEO), IMF đánh giá nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng với mức nợ cao và nguồn lực hạn chế để tăng ngân sách y tế và xã hội, do đó việc tiếp cận được thanh khoản quốc tế có “ý nghĩa sống còn” để giúp các nước đó ứng phó khủng hoảng.
Video đang HOT
Báo cáo khẳng định cơ chế phân bổ SDR mới dự kiến bổ sung cho những nỗ lực của IMF và các tổ chức đa phương khác , như Sáng kiến tạm ngừng nghĩa vụ trả nợ của Nhóm G20, nhằm hạn chế tác động của đại dịch với các nền kinh tế đang gặp khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, IMF lưu ý cơ chế phân bổ SDR mới sẽ “giải quyết nhu cầu toàn cầu trong dài hạn” để bổ sung cho các tài sản dự trữ hiện tại.
Dù có sự không chắc chắn, IMF ước tính nhu cầu dài hạn trên toàn cầu với tài sản dự trữ ở khoảng 1.100 đến 1.900 tỷ USD (tương đương 800 đến 1.300 tỷ SDR) trong 5 năm tới. Lần phân bổ SDR mới trị giá 650 tỷ USD (tương đương 453 tỷ SDR) sẽ đáp ứng 30 đến 60% nhu cầu dự trữ toàn cầu ước tính.
Trước đó, đề xuất phân bổ SDR mới đã bị trì hoãn trong hơn 1 năm qua, do Mỹ, quốc gia thành viên có quyền phủ quyết duy nhất, đã bác bỏ hồi năm ngoái dưới thời chính phủ tiền nhiệm. Sau khi lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng đảo ngược quan điểm và bày tỏ ủng hộ kế hoạch này.
Tại hội nghị mùa Xuân trực tuyến giữa IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 4 vừa qua, đề xuất cũng đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm G20 cũng như giới chức các nước thành viên IMF khác.Theo IMF, cơ chế phân bổ SDR mới sẽ có hiệu lực từ ngày 23/8.
Đến nay, IMF đã phân bổ 204,2 tỷ SDR (tương đương 293 tỷ USD) cho các nước thành viên, trong đó 182,6 tỷ SDR được phân bổ vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rổ tiền tệ của SDR gồm đồng USD, đồng euro, đồng yên Nhật Bản, đồng bảng Anh và nhân dân tệ của Trung Quốc.
IMF đề xuất kế hoạch chấm dứt đại dịch trị giá 50 tỷ USD
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19, với mục tiêu có thể tiêm vaccine phòng căn bệnh nguy hiểm này cho ít nhất 40% dân số thế giới vào cuối năm 2021 và mục tiêu xa hơn cho năm tiếp theo.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 21/5 tại Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu, đang diễn ra tại Rome (Italy), Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva, nêu rõ kế hoạch của tổ chức này bao gồm các mục tiêu, ước tính tài chính cũng như đưa ra các hành động thực tế. Kế hoạch này hướng tới một sự phục hồi bền vững trong dài hạn của kinh tế toàn cầu và tiếp đến là mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 60% dân số thế giới vào cuối năm 2022. Kế hoạch lưu ý tới một thực tế đã được thế giới thừa nhận là nếu cuộc khủng hoảng y tế hiện nay không kết thúc thì các nước sẽ không thể chấm dứt cuộc khủng hoảng về kinh tế. Do đó, cần chấm dứt đại dịch vì lợi ích của thế giới.
Cũng theo Tổng Giám đốc Georgieva, IMF đã cảnh báo về sự chệch hướng nguy hiểm của nền kinh tế và điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu khoảng cách tiêm phòng COVID-19 giữa các nước giàu và nước nghèo ngày một lớn.
Thống kê cho thấy sự chênh lệch rõ về số người được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tại các châu lục. Tính đến cuối tháng 4 vừa qua, chưa đầy 2% dân số châu Phi được tiêm chủng, trong khi hơn 40% người dân Mỹ và hơn 20% người dân châu Âu đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.
Hiện IMF đang ưu tiên thu hẹp khoảng cách tiêm vaccine ngừa COVID-19 để đưa thế giới trở lại con đường tăng trưởng, với mục tiêu cơ bản là kiểm soát đại dịch vì lợi ích của tất cả người dân trên thế giới. Để đạt được điều này, IMF nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm các khoản hỗ trợ cho COVAX - chương trình phân phối vaccine toàn cầu - nhằm hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận với vaccine.
Theo IMF, khoản 50 tỷ USD mà tổ chức này đưa ra bao gồm 35 tỷ USD viện trợ cùng với nguồn lực từ các chính phủ và nguồn tài trợ khác.
Cũng tại hội nghị, 3 công ty sản xuất vaccine lớn đã cam kết cung cấp 3,5 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập trung bình và thấp trong năm 2021-2022. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cam kết chia sẻ ít nhất 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 khác nhau cho đến cuối năm nay.
Hiện giới chức Pháp cũng đang vận động các nước châu Âu tăng cường việc chia sẻ vaccine cho các nước đang phát triển, cũng như phê phán việc cấm xuất khẩu vaccine.
Phát biểu tham dự hội nghị trực tuyến từ thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết trong 3 năm tới, nước này sẽ hỗ trợ 3 tỷ USD cho các nước đang phát triển phục hồi kinh tế sau đại dịch, cũng như đề xuất thiết lập một diễn đàn quốc tế về hợp tác vaccine. Ông cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp hơn 280 tỷ chiếc khẩu trang, 3,4 tỷ bộ đồ bảo hộ y tế và 4 triệu bộ xét nghiệm cho thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cung cấp vaccine miễn phí cho hơn 80 quốc gia đang phát triển có nhu cầu khẩn cấp và xuất khẩu vaccine cho 43 nước. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh việc cải thiện cơ chế đánh giá đối với các tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như cải cách hơn nữa giá cả các dịch vụ y tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho rằng thế giới sẽ cần có thêm nhiều đợt tiêm chủng hơn trong tương lai và việc tăng cường sản xuất là điều cần thiết, do đó, cần dỡ bỏ mọi rào cản về quyền sở hữu trí tuệ vaccine.
Nhà lãnh đạo Italy nêu rõ nước này ủng hộ ý tưởng bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine COVID-19, nhưng có giới hạn về thời gian và không gây rủi ro cho các hãng dược phẩm. Tuy nhiên, đề xuất này không đảm bảo rằng các quốc gia có thu nhập thấp có thể tự sản xuất vaccine.
Ngoài ra, Italy cũng đánh giá cao sáng kiến của Ủy ban châu Âu (EC) về việc sản xuất vaccine và các sản phẩm y tế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Italy muốn các công ty được phẩm và các trung tâm nghiên cứu của nước này tham gia hỗ trợ sản xuất, đặc biệt tại châu Phi. Theo Thủ tướng Draghi, Italy sẽ triển khai hoạt động này cùng với các đối tác khác như Pháp và Đức.
IMF thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử giúp các nước đương đầu COVID-19 Ngày 2/8 (giờ Mỹ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một gói hỗ trợ nguồn tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD. Trụ sở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington D.C (Mỹ). (Ảnh: IMF) Mục đích của gói này là để giúp các nước đang đối mặt với tình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine bác tin đàm phán trực tiếp với Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ

Iran thông tin về nội dung thảo luận với Mỹ tại Oman

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump chuẩn bị công bố thuế suất nhập khẩu chất bán dẫn

Thuế quan của Mỹ: Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ

FBI: Thiếu niên Mỹ âm mưu ám sát Tổng thống Trump và chạy trốn sang Ukraine

Trung Quốc thúc giục Tổng thống Trump 'sửa chữa sai lầm' về thuế quan

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ

Lãnh đạo Triều Tiên gửi viện trợ cho một nhóm người dân tại Nhật Bản

Nhà Trắng thông báo kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của Tổng thống Trump

EU tìm cách đảm bảo an ninh cho Ukraine, chuẩn bị gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga

Nổ nhà máy pháo hoa tại miền Nam Ấn Độ khiến ít nhất 8 người tử vong

Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Trong 7 ngày tới (21/4/2025), 3 con giáp tiền bạc không cầu cũng tự tìm đến, được ban lộc trời, bao trúng mánh, công việc thuận trăm bề
Trắc nghiệm
13:51:06 14/04/2025
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?
Lạ vui
13:49:11 14/04/2025
Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng
Phim châu á
13:14:35 14/04/2025
Rộ tin nam rapper hot nhất nhì Vbiz hẹn hò 1 đàn chị, "bà hàng xóm" nhiều lần bắt gặp tình tứ ở nhà riêng?
Sao việt
13:11:41 14/04/2025
4 mỹ nhân Hoa ngữ có nụ cười "ăn tiền" nhất: Nhan sắc thì nhiều, nhưng cười đẹp thế này thì chỉ vài người có!
Hậu trường phim
13:03:59 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp
Phim việt
13:01:19 14/04/2025
Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?
Sao thể thao
12:59:17 14/04/2025
Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có
Nhạc việt
12:49:12 14/04/2025
Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại
Sao châu á
12:39:15 14/04/2025
Chân gà không chỉ để luộc hay ngâm, đem xào cay lên là "hết nước chấm"
Ẩm thực
12:32:54 14/04/2025