IMF tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên mức 2,9%
Ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) đã điều chỉnh theo hướng tăng nhẹ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu “phục hồi đáng ngạc nhiên” tại Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm và nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19.
Biểu tượng IMF tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023. Tuy nhiên, mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới nhất này đã cao hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022 là 2,7% với cảnh báo thế giới có nguy cơ dễ rơi vào suy thoái.
IMF cho biết thêm kinh tế thế giới năm 2024 có thể sẽ tăng tốc nhẹ lên 3,1% nhưng vẫn thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái do tác động toàn diện của việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh hơn làm chậm nhu cầu.
Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng rủi ro suy thoái đã giảm bớt và các ngân hàng trung ương đang đạt được tiến bộ trong việc kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, các thể chế này vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để kiềm chế giá cả, giảm thiểu tác động của nguy cơ gián đoạn mới có thể xảy ra do xung đột tại Ukraine và ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023, IMF cho rằng mức tăng trưởng GDP của Mỹ có thể đạt 1,4%, tăng từ mức dự báo 1,0% được đưa ra hồi tháng 10/2022. Năm ngoái, tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 2,0%. Theo IMF, Khu vực Sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đạt tăng trưởng tương tự, với mức tăng trưởng năm 2023 được dự báo là 0,7%, so với mức dự báo 0,5% hồi tháng 10 năm ngoái. Năm 2022, kinh tế Eurozone tăng trưởng 3,5%. IMF cho rằng châu Âu đã thích nghi với chi phí năng lượng cao nhanh hơn so với dự kiến và việc giảm giá năng lượng đã giúp ích cho khu vực này.
Anh là nền kinh tế phát triển lớn duy nhất mà IMF dự đoán sẽ suy thoái trong năm nay, với GDP giảm 0,6% do các hộ gia đình phải vật lộn với chi phí sinh hoạt gia tăng.
Đối với Trung Quốc, IMF đã điều chỉnh mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2023, theo đó GDP Trung Quốc sẽ tăng từ mức dự báo 4,4% hồi tháng 10 năm ngoái lên lên 5,2% sau khi đại dịch COVID-19 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nước này xuống 3,0% – lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở dưới mức trung bình toàn cầu trong hơn 40 năm. Tuy nhiên, theo IMF, trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống 4,5% trước khi ổn định ở mức dưới 4% trong trung hạn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh suy giảm và quá trình cải cách cơ cấu chậm lại.
IMF cho biết thêm triển vọng kinh tế Ấn Độ vẫn mạnh mẽ, với các dự báo không thay đổi về mức tăng trưởng năm 2023 giảm xuống 6,1%, nhưng sẽ phục hồi lên mức 6,8% vào năm 2024, tương tự như năm 2022.
Chuyên gia Gourinchas cho rằng 2 nền kinh tế lớn của châu Á này sẽ đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.
ECB cần tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất đến mức bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế, trong khi mức lãi suất đỉnh sẽ phụ thuộc vào cách nền kinh tế phản ứng với chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất lịch sử của ngân hàng này.
Đồng euro tại một cửa hàng ở Lille, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhận định trên được nhà kinh tế trưởng của ECB Philip Lane đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times vào ngày 17/1.
ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 2,5 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 trong nỗ lực ngăn chặn lạm phát leo thang ở mức kỷ lục. Nhưng các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh họ sẽ cần tăng lãi suất cao hơn nữa để lạm phát - hiện quanh mức 10% - trở lại ngưỡng mục tiêu 2% vào khoảng năm 2025.
Theo ông Lane, ECB hồi năm 2022 có thể nói rằng họ cần đưa lãi suất lên mức bình thường hơn. Nhưng đến hiện tại, ông cho rằng ECB cần đưa chúng lên ngưỡng đủ để hạn chế đà tăng trưởng kinh tế.
Một khi lãi suất đủ cao, ECB sẽ cần phải cân bằng rủi ro giữa việc đưa ra quá nhiều hành động hay thực hiện quá ít biện pháp. Đây có thể là vấn đề kéo dài trong "một hoặc hai năm tới".
Mặc dù thị trường hiện dự kiến lãi suất tiền gửi chạm đỉnh khoảng 3,3% vào mùa hè năm nay, ông Lane đưa ra một cách tiếp cận thận trọng hơn. Ông cho rằng phản ứng của các công ty, hộ gia đình và chính phủ đối với các động thái của ECB sẽ là yếu tố then chốt.
Nhà kinh tế trưởng của ECB cũng nói rằng các chính phủ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) hiện đang chi quá nhiều cho trợ cấp và sẽ phải đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc chống lạm phát.
Ông nhận định lạm phát sẽ nhanh chóng giảm bớt trong năm nay. Nhưng phần lớn điều này sẽ do "hiệu ứng so sánh cơ sơ", khi mức tăng của giá xăng thấp hơn hẳn so với số liệu của năm 2022.
Trong phần lớn thập kỷ qua, ECB đã phải đối đầu với lạm phát thấp quá mức. Một số người lập luận rằng do các điều kiện cơ bản không thay đổi nên tốc độ tăng trưởng giá cực thấp vẫn có thể quay trở lại, buộc ECB lại phải cắt giảm lãi suất. Nhưng ông Lane dường như bác bỏ lập luận này, nói rằng những kỳ vọng hiện đang điều chỉnh theo mức tăng trưởng giá cao và lành mạnh hơn.
Ba kịch bản có thể xảy ra với kinh tế Mỹ năm 2023 Vào năm 2022, nhiều người Mỹ cảm thấy bi quan về nền kinh tế khi lạm phát tăng cao hơn, lo ngại về suy thoái lan rộng và lãi suất tăng. Năm 2023 có thể sẽ mang đến những thay đổi. Theo tờ Vox, có ba kịch bản kinh tế có thể diễn ra với Mỹ vào năm 2023. Suy thoái nhẹ Người...