IMF: RCEP thể hiện mong muốn hội nhập sâu rộng hơn của châu Á
Krishna Srinivasan, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thể hiện mong muốn hội nhập sâu hơn trong khu vực châu Á, bất chấp sự cản trở của quá trình toàn cầu hóa trong những năm gần đây.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Ông Srinivasan nói: “Trong vài năm gần đây, xu hướng phi toàn cầu hóa đã xuất hiện. Nhưng điều mà việc ký kết RCEP cho thấy đó là châu Á vẫn mong muốn hội nhập sâu rộng hơn. Điều này có tiềm năng thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và tăng trưởng”.
Ông lưu ý, việc triển khai thành công RCEP cũng sẽ giúp hội nhập kinh tế trong khu vực, bao gồm cả việc tăng cường chuỗi cung ứng khu vực.
Video đang HOT
Quan chức IMF này cũng nhấn mạnh rằng: “Điều rất quan trọng đối với tất cả các nước là tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đa phương về thương mại, bao gồm cả thông qua cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”. Ông Srinivasan cho biết, xung đột Nga-Ukraine có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phân mảnh của chuỗi cung ứng, có thể gây ra “lỗ hổng” cho các quốc gia ở châu Á, một trung tâm quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông cũng lưu ý thêm rằng châu Á có thể bị ảnh hưởng “khá đáng kể” nếu nền kinh tế thế giới bị chia cắt. IMF hy vọng rằng, khi đại dịch đang dần được khống chế và khi xung đột kết thúc, các nỗ lực đó sẽ được thực hiện để không ảnh hưởng đến quá trình mà các nước đã xây dựng được trong những năm qua.
Theo dự báo mới nhất của IMF, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9% vào năm 2022, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022, chậm hơn tốc độ tăng trưởng 6,5% của năm ngoái.
Srinivasan cho biết, xung đột đã tác động đến tăng trưởng của châu Á theo 3 cách: Thứ nhất, đẩy giá hàng hóa lên cao, khiến lạm phát ở nhiều nước tăng đáng kể; Thứ hai, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, dẫn đến suy giảm nhu cầu bên ngoài đối với châu Á; Thứ ba, cũng làm trầm trọng thêm việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, tác động đến các quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia có nền tảng cơ bản yếu và mức nợ công cao.
Quan chức IMF này cũng lưu ý rằng, lạm phát đã tăng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và các nền kinh tế thị trường phát triển và mới nổi khác, ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra. Cuộc xung đột này tiếp tục thúc đẩy đà tăng lạm phát, củng cố thêm các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn.
Ông Srinivasan lưu ý rằng, đang có sự kết hợp giữa lạm phát gia tăng và hoạt động kinh tế chậm lại ở một số quốc gia trong khu vực, dẫn đến nguy cơ lạm phát đình trệ gia tăng. Trong hoàn cảnh hiện tại, quan chức IMF cảnh báo rằng có một sự “đánh đổi” giữa việc cung cấp hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương và củng cố tài khóa trung hạn, vì nợ công đang tăng lên.
Nợ công của châu Á hiện chiếm gần 40% tổng nợ toàn cầu, so với tỷ lệ tương ứng 25% của năm 2007. Mặc dù thách thức đối với mỗi quốc gia là khác nhau, song ông Srinivasan kêu gọi các nhà hoạch định chính sách “điều chỉnh” các chính sách tài khóa và tiền tệ “tùy thuộc vào tác động đến hoạt động và lạm phát” của từng nước.
Tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2022 sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
Ngày 20/4, Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2022 đã tổ chức họp báo công bố "Báo cáo thường niên năm 2022: Triển vọng kinh tế và tiến trình hội nhập của châu Á".
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Báo cáo cho rằng năm 2022 kinh tế châu Á vẫn nằm trong tiến trình phục hồi, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có thể thu hẹp, đồng thời cần phải quan tâm 6 yếu tố lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế châu Á: Một là, xu thế phát triển của tình hình dịch COVID-19; Hai là, cục diện địa chính trị sau xung đột Nga-Ukraine; Ba là, nhịp độ và cường độ điều chỉnh chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu; Bốn là vấn đề nợ của một số quốc gia; Năm là, nguồn cung hàng hóa cơ bản then chốt; Sáu là sự thay đổi chính phủ của một số quốc gia.
Báo cáo dự đoán kinh tế châu Á nhiều khả năng tiếp tục xu thế phục hồi trong năm nay, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn năm 2021, dự kiến tốc độ tăng trưởng sẽ đạt khoảng 4,8% do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine...
Tăng trưởng kinh tế châu Á phục hồi mạnh trong năm 2021. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng 1/2022, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của các nền kinh tế châu Á trong năm 2021 là 6,3%, tăng 7,6 điểm phần trăm so với năm 2020.
Trong số 47 nền kinh tế châu Á, ngoại trừ Myanmar, Afghanistan, Bhutan và Iran, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế khác đều cao hơn năm 2020. Tính theo tiêu chuẩn sức mua tương đương, năm 2021, quy mô kinh tế châu Á chiếm 47,4% tỷ trọng kinh tế thế giới, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2020.
IMF nhận định châu Á sẽ phải đối mặt với triển vọng lạm phát đình trệ Giống như phần còn lại của thế giới, các nước châu Á cũng đang chịu những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, trong đó giá cả leo thang, còn tăng trưởng bị kìm hãm. Nhận định trên được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 25/4. Biểu tượng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Washington DC.,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cô gái dùng bụng bầu giả qua mặt hãng bay để tiết kiệm tiền

Nga cáo buộc Ukraine không ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng

Cục Cảnh sát hình sự phối hợp điều tra vụ cướp tiệm vàng từ 2023

Trung Quốc bác bỏ tin điều quân chiến đấu cùng Nga ở Ukraine

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Ukraine nhượng bộ lãnh thổ, Kiev phản pháo

Israel không kích khu dân cư tại Gaza, ít nhất 29 người Palestine thiệt mạng

Ấn Độ giảm lãi suất để đối phó với thuế quan của Mỹ

Ukraine ồ ạt tập kích, hàng không Nga gián đoạn

Tiền tuyến rực lửa, Ukraine "thấp thỏm" trước chiến thuật bào mòn của Nga

Cháy viện dưỡng lão ở Trung Quốc, 20 người thiệt mạng

Thái Lan tiết lộ chiến lược đàm phán với Mỹ về thuế quan

Hé lộ 3 mục tiêu chiến thuật của Nga ở Pokrovsk, Ukraine chống đỡ ra sao?
Có thể bạn quan tâm

Kẻ đốt xe SH của bạn gái lĩnh án 3 năm tù
Pháp luật
07:27:51 10/04/2025
Người hâm mộ giục Jung Hae In 'nghỉ chơi' Kim Soo Hyun
Sao châu á
07:24:27 10/04/2025
'Những chặng đường bụi bặm' tập 15: Nguyên đồng ý đóng giả con trai ông Nhân
Phim việt
07:18:20 10/04/2025
Dàn mỹ nhân trong "Địa đạo": Trên phim lấm lem, ngoài đời sắc vóc nổi bật
Sao việt
07:14:32 10/04/2025
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Làm phim chiến tranh, phải biết 'đào địa đạo' cho mình
Hậu trường phim
07:04:23 10/04/2025
Nhan sắc đời thường nữ game thủ Audition, gợi cảm chẳng kém hot girl mạng
Netizen
06:53:33 10/04/2025
Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông
Tin nổi bật
06:50:24 10/04/2025
Chàng trai chi gần 300 triệu đồng mỗi năm để sống trên tàu hỏa
Lạ vui
06:47:57 10/04/2025
Vụ ngộ độc "rượu trái cây": Hàm lượng Methanol vượt gấp 1073,05 lần
Sức khỏe
06:44:29 10/04/2025
Cách làm sườn cay Thái Lan đậm đà, kích thích vị giác
Ẩm thực
06:01:28 10/04/2025