IMF nêu 3 khó khăn kinh tế ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển
Đồng USD mạnh, chi phí vay tăng cao và làn sóng rút vốn mới là 3 khó khăn kinh tế mà các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đang phải gánh chịu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại một hội nghị ở Glasgow, Scotland. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva ngày 13/10 đã đưa ra nhận định trên trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) ở thủ đô Washington (Mỹ) .
Người đứng đầu IMF cho rằng những nước có mức nợ cao là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do đó cần có sự hỗ trợ cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển dễ chịu tổn thương.
Theo IMF, hơn một phần tư các nền kinh tế mới nổi đã vỡ nợ hoặc có giao dịch trái phiếu ở mức khó khăn, và hơn 60% các nước thu nhập thấp đang lâm vào hoặc có nguy cơ cao về nợ nần.
Video đang HOT
Với các nhà hoạch định chính sách, bà Georgieva cho rằng hiện tại là thời điểm khó khăn, đòi hỏi các nhà hoạch định phải có những quyết sách phù hợp bởi theo bà, “cái giá của những sai lầm về chính sách, cái giá của việc truyền đạt thông tin kém về các ý định chính sách, là rất cao”.
Người đứng đầu IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tìm cách giảm lạm phát, đưa ra chính sách tài khóa có trách nhiệm và bảo vệ sự ổn định tài chính.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, IMF đã hỗ trợ tài chính 260 tỷ USD cho 93 quốc gia. Sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, IMF cũng đã hỗ trợ 18 chương trình mới và bổ sung gần 90 tỷ USD. Theo bà, hiện có thêm 28 quốc gia bày tỏ quan tâm đến việc nhận hỗ trợ từ IMF.
Bà Georgieva cũng kêu gọi các nỗ lực mạnh mẽ hơn để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực, lưu ý rằng có 345 triệu người đang bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Khoảng 48 quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng mất an ninh lương thực, một số lớn trong số đó tập trung ở khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi.
IMF gần đây đã công bố cơ chế lương thực mới, theo đó cung cấp các khoản vay khẩn cấp để giúp các nước dễ bị tổn thương đối phó với tình trạng thiếu lương thực và chi phí gia tăng do xung đột giữa Nga – Ukraine.
IMF kêu gọi G20 đẩy nhanh tiến độ miễn giảm nợ cho các nước đang phát triển
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 16/2 kêu gọi các quốc gia tiên tiến nên "ngay lập tức" hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển có gánh nặng nợ nần chồng chất do đại dịch COVID-19.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một thông điệp gửi tới các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) có mặt tại Jakarta, Indonesia trong tuần này, người đứng đầu IMF đã tiếp tục kêu gọi các chủ nợ có hành động khẩn cấp, đồng thời cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu họ không làm như vậy.
Bà Georgieva cho biết IMF ước tính rằng khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang trong hoặc có nguy cơ cao về nợ nần, gấp đôi mức năm 2015. Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh những nền kinh tế này và nhiều nền kinh tế khác sẽ cần thêm nhiều biện pháp tài trợ và ưu đãi tài chính để xử lý vấn đề nợ ngay lập tức.
Trong đại dịch COVID-19, G20 đã đưa ra Sáng kiến Đình chỉ thanh toán Nợ (DSSI) để giúp các quốc gia phải tăng cường vay nợ để đối phó với cuộc khủng hoảng kép về kinh tế và sức khỏe. Nhưng chương trình đó đã kết thúc vào tháng 12/2021.
Chương trình Khuôn khổ chung của G20 nhằm đưa ra một cách thức để tái cơ cấu các khoản nợ lớn vẫn còn nhiều bất ổn. Hiện chỉ có ba quốc gia là CH Chad (Sát), Ethiopia (Ê-ti-ô-pi-a) và Zambia (Dăm-bi-a) đã yêu cầu tổ chức đàm phán theo các điều khoản của chương trình.
Bà Georgieva nhắc lại quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi các quan chức tài chính G20 thực hiện các bước bổ sung về vấn đề này. Chúng bao gồm việc củng cố lại chương trình Khuôn khổ chung, bắt đầu bằng việc giải quyết tình trạng bế tắc về thanh toán nợ trong quá trình đàm phán theo khuôn khổ này.
Việc giải quyết vấn đề nợ sẽ đặc biệt quan trọng vì lạm phát gia tăng đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tiên tiến xoay trục chính sách theo hướng tăng lãi suất, do đó sẽ gây thêm áp lực cho người đi vay.
Tổng Giám đốc Georgieva cũng cảnh báo rằng nếu các điều kiện tài chính bị thắt chặt đột ngột, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển phải sẵn sàng đối mặt với tình huống dòng vốn "chảy" đi. Trong kịch bản đó, giới chức các nước có thể phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để đối phó với các cú sốc, thậm chí áp đặt các biện pháp để kiềm chế dòng vốn chảy ra ngoài.
Ngoài ra, bà Georgieva nhấn mạnh rằng việc đánh bại đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới vẫn là yếu tố quan trọng để đảm bảo đà phục hồi kinh tế. Bà lưu ý rằng IMF từng dự báo tổn thất về sản lượng toàn cầu tích lũy từ đại dịch sẽ vào khoảng gần 13.800 tỷ USD cho tới năm 2024. Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh việc chấm dứt đại dịch cũng sẽ giúp giải quyết những "vết sẹo" kinh tế do sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh gây ra.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo quy mô suy thoái của Ukraine Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giá tiêu dùng ở Ukraine có thể tăng trên 20% trong năm nay và dự kiến nền kinh tế của nước này sẽ suy giảm đáng kể. Ảnh minh họa: AP Đài RT (Nga) dẫn ước tính được công bố hôm 11/10 của IMF đưa tin tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của...