IMF không tin Ukraine và Trung Quốc
Christine Lagarde không tin vào sự thành công của chương trình hỗ trợ Ukraine và sự “chín muồi” của đồng nhân dân tệ để trở thành một đồng tiền dự trữ.
Tờ Expert của Nga ngày 5/8 đưa tin, Văn phòng Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) Christine Lagarde không tin vào sự thành công của chương trình hỗ trợ Ukraine và sự “chín muồi” của đồng nhân dân tệ để trở thành một đồng tiền dự trữ.
Nhận định trên của IMF xuất hiện cùng ngày với tuyên bố của Bộ Tài chính Ukraine, trong đó đề cập đến khả năng Kiev sẽ đạt được thỏa thuận về cơ cấu lại nợ với các chủ nợ trong tuần này. Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục ở London.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
Tuy nhiên, bà Lagarde cảnh báo rằng ngay cả trong trường hợp Kiev đạt được thỏa thuận với các chủ nợ, bà vẫn nghi ngờ rất nhiều về sự thành công của chương trình viện trợ 40 tỉ USD cho quốc gia này.
Video đang HOT
Những trở ngại chính đối với thành công này theo The Wall Street Journal, chính là cuộc xung đột vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc ở miền đông Ukraine và triển vọng tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu vẫn mờ mịt.
Trong hai năm qua, IMF đã liên tục đưa ra những dự báo xấu đi về sự phát triển kinh tế của Ukraine. Theo báo cáo mới nhất được phát hành trong tháng 7, GDP của Ukraine trong năm nay dự kiến sẽ giảm 9%.
Một thách thức nữa là Kiev vẫn nợ chính thức Nga 3 tỉ USD và Moscow từ chối tái cơ cấu khoản nợ này. Trong khi đó, quy định của IMF không cho phép tổ chức này cho một quốc gia trong tình trạng như vậy vay tiền.
Dự kiến tháng 10 tới, IMF cũng sẽ tiến hành các phiên thảo luận về mong muốn của Trung Quốc đưa đồng tiền của nước này thành một đồng dự trữ quốc tế mới.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng câu trả lời có thể trái với mong đợi của Trung Quốc bởi đồng nhân dân tệ vẫn chưa sẵn sàng được thêm vào danh sách các đồng dự trữ quốc tế là đô la Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh, đồng yên của Nhật Bản.
Mặc dù đồng tiền của Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ lớn trong những năm gần đây, nhưng nó vẫn đứng sau một số đối thủ cạnh tranh khác.
Đức, Pháp và Anh đã bày tỏ ủng hộ việc đưa đồng nhân dân tệ trong danh sách các đồng tiền dự trữ quốc tế trong năm nay. Nhưng Mỹ, quốc gia có nhiều phiếu bầu nhất trong IMF, vẫn tỏ ra hoài nghi và có thể phủ quyết ý định này.
Nguyễn Hường
Theo Dantri
Standard & Poor's hạ thấp EU xuống 'tiêu cực': Vuốt mặt không nể mũi
Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng gạo cội trên thế giới Standard & Poor's đã thẳng tay giáng một đòn mạnh vào thể diện và uy danh của EU khi hạ thấp mức độ đánh giá triển vọng của tổ chức này từ "ổn định" xuống "tiêu cực".
Standard & Poor's đã thẳng tay giáng một đòn mạnh vào thể diện và uy danh của EU khi hạ thấp mức độ đánh giá triển vọng của tổ chức này từ "ổn định" xuống "tiêu cực" - Ảnh: Reuters
Standard & Poor's giải thích cho quyết định trên bằng lập luận rằng EU cứ cố bám giữ vào quyết sách cứu trợ tài chính cho Hy Lạp bằng mọi giá trong khi nước này không có nguồn tài chính đối ứng hoặc có khả năng hoàn trả trong thời gian tới.
Sau những gì vừa và đang xảy ra giữa Athens, EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cũng như trước bối cảnh tình hình hiện tại ở Hy Lạp thì những biện luận và lo ngại của Standard & Poor's không phải không có cơ sở.
Đánh giá của Standard & Poor's có trọng lượng lớn đến mức EU không thể bỏ qua. Không biết do chủ ý hay vô tình mà động tác này của Standard & Poor's có lợi thêm cho phía Hy Lạp trong đàm phán với EU, ECB và IMF về gói cứu trợ tài chính thứ 3.
Standard & Poor's đã gieo rắc hoài nghi về tương lai chung của EU, ám chỉ EU và ECB không chỉ sai lầm trong biện pháp chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính nói chung và ở Hy Lạp nói riêng mà còn tiếp tục sai lầm mãi ở Hy Lạp. Từ bị tổn hại thể diện, EU còn bị giảm sút uy danh.
Qua đó còn có thể thấy Standard & Poor's không tin rằng EU và ECB có đủ khả năng để xử lý khủng hoảng tài chính và bi quan về Hy Lạp. Rất có thể Standard & Poor's chuẩn bị lý luận cho việc hạ mức tín nhiệm EU. Như thế thật đâu có khác gì vuốt mặt mà không nể mũi EU.
La Phù
Theo Thanhnien
Hoãn đưa nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay trong một số tiêu chuẩn quan trọng, nhân dân tệ (RMB) vẫn còn khoảng cách lớn với các đồng tiền toàn cầu khác. IMF cho rằng cần trì hoãn việc đưa nhân dân tệ vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) đến năm sau. IMF cho rằng cần trì hoãn việc đưa nhân dân...