IMF hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) ngày 20.1 vừa hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2015 – 2016. IMF cho rằng dù giá dầu giảm nhưng vẫn chưa bù đắp được những nhược điểm của hệ thống kinh tế toàn cầu, theo AFP.
Công nhân tại giàn khoan dầu ở thành phố Watford, bang Bắc Dakota, miền bắc Mỹ – Ảnh: Reuters
Theo dự báo, viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc, Nga, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu và Nhật Bản sẽ u ám hơn. Kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 3,5% vào năm 2015 thay vì 3,8% như dự báo hồi tháng 10.2014. Tăng trưởng năm 2016 cũng giảm từ 4% xuống còn 3,7%.
IMF nhấn mạnh nguyên nhân khiến tăng trưởng toàn cầu thụt lùi là do hoạt động đầu tư và buôn bán bị trì trệ.
Trong khi đó, Mỹ vẫn là điểm sáng trong nền kinh tế thế giới với mức dự báo tăng trưởng 3,6% trong năm 2015 (dự báo trước đó là 3,1%).
Với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 25 năm qua, lần lượt là 6,8% và 6,3% trong hai năm 2015 và 2016.
Kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục vật lộn với tình trạng lạm phát, đầu tư thấp. Dự báo tăng trưởng của eurozone sẽ là 1,2% trong năm 2015 và 1,4% trong năm 2016, theo AFP.
Tại Nhật Bản, những chính sách kích thích thời gian qua của Thủ tướng Shinzo Abe vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật trong năm 2015 từ 0,8% xuống còn 0,6% và trở về mức 0,8% vào năm 2016.
Video đang HOT
Đối với Nga, quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề từ giá dầu sụt giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây, sẽ có mức tăng trưởng giảm 3% trong năm 2015 và giảm 1% vào năm 2016. Trước đó vào tháng 10.2014, IMF từng dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhẹ.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Tốc độ Internet tại Việt Nam thấp nhất khu vực và toàn châu Á
Việt Nam xếp thứ 100 trên thế giới về tốc độ kết nối Internet trung bình trong quý III/2014, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tốc độ kết nối Internet trung bình tại Việt Nam vẫn được xếp vào loại thấp nhất khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Theo kết quả nghiên cứu vừa được hãng quản lý lưu lượng Internet và giải pháp công nghệ Akamai (Mỹ) công bố về tình hình Internet toàn cầu trong 3 tháng quý III/2014 cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình thuộc vào loại thấp nhất tại châu Á và khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, theo báo cáo của Akamai, tốc độ kết nối Internet trung bình trên toàn cầu đã giảm đi 12% trong quý III/2014 so với quý trước đó, nhưng vẫn nhanh hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tốc độ trung bình 2,5Mbps.
So sánh tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, châu Á
Với tốc độ kết nối Internet trung bình này, Việt Nam xếp thứ 100 trên toàn cầu về tốc độ kết nối mạng trung bình và xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (12,2Mbps), Thái Lan (6,6Mbps), Malaysia (4,1Mbps) và Indonesia (3,7Mbps).
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet tốc độ cao thấp nhất thế giới. Theo Akamai, chỉ khoảng 0,3% người dùng Internet tại Việt Nam đang sử dụng đường truyền tốc độ cao 10Mbps. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 81%, Hồng Kông là 55%, Singapore là 43%...
Về tốc độ kết nối của mạng di động, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ chậm nhất châu Á, với tốc độ trung bình chỉ đạt mức 1,1Mbps, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Singapore (9,1Mbps), Thái Lan (2,8Mbps), Malaysia (2,5Mbps)...
Cũng theo báo cáo của Akamai, tính đến hết quý III/2014 (tháng 9/2014), Việt Nam có 5.685.003 số IP riêng, với 14% lượng người dùng Internet đạt tốc độ kết nối trung bình trên 4Mbps. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chỉ có 0,3% người dùng có tốc độ kết nối Internet lớn hơn 10Mbps và chỉ 0,1% trong số đó sử dụng đường truyền tốc độ 15Mbps trở lên.
10 quốc gia có tốc độ kết nối Internet nhanh nhất thế giới
Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia có tốc độ Internet trung bình cao nhất, đạt 25,3Mbps, tăng 2,7% so với quý trước và tăng đến 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có đến 66% người dùng tại Hàn Quốc sử dụng đường truyền có tốc độ lớn hơn 15Mbps.
Xếp sau Hàn Quốc trong danh sách các quốc gia có mạng Internet nhanh nhất thế giới là Hồng Kông, đạt tốc độ trung bình 16,3Mbps, tăng 3,8% so với quý trước đó và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhật Bản, quốc gia thường xuyên đứng thứ 2 trong danh sách của Akamai bị đẩy xuống vị trí thứ 3, với tốc độ trung bình 15Mbps, tăng 0,8% so với quý trước đó và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Danh sách 10 quốc gia có tốc độ kết nối Internet nhanh nhất thế giới hiện nay
Các quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia có tốc độ Internet trung bình cao nhất gồm Thụy Sĩ (14,5 Mbps), Thụy Điển (14,1Mpbs), Hà Lan (14,0Mpbs), Ireland (13,9Mpbs), Latvia ( 13,4Mbps), Cộng hòa Séc (12,3Mbps) và Singapore (12,2Mbps). Cường quốc về công nghệ Mỹ xếp thứ 12 trong danh sách với tốc độ Internet trung bình đạt 11,5Mbps.
Trung Quốc tiếp tục là mối "đe dọa" Internet toàn cầu
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Akamai về tình hình an ninh mạng trong quý III/2014 cho thấy Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về nguồn gốc của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) khi có đến 49% cuộc tấn công DDoS bắt nguồn từ Trung Quốc, tăng hơn so với mức 43% của quý II/2014.
Lưu lượng tấn công mạng từ Trung Quốc lớn hơn 9 quốc gia còn lại trong top 10 cộng lại
Đáng chú ý, tổng lưu lượng tấn công từ chối dịch có nguồn gốc từ Trung Quốc thậm chí còn nhiều hơn lưu lượng của 9 quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia tấn công từ chối dịch vụ nhiều nhất.
Tấn công từ chối dịch vụ là một trong những hình thức tấn công nguy hiểm và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, khi hacker huy động hệ thống máy tính ma, là những máy tính bị dính mã độc và chịu sự điều khiển của hacker, hướng lưu lượng truy cập đồng loạt vào một hệ thống máy chủ, khiến máy chủ quá tải và không kịp xử lý gây sập hệ thống. Mặc dù hình thức tấn công từ chối dịch vụ không gây nguy hại về dữ liệu lưu trữ trên máy chủ nhưng hầu như không có biện pháp chống đỡ hiệu quả.
Phạm Thế Quang Huy
Theo Dantri
Gần một nửa tài sản toàn cầu nằm trong tay 1% người giàu nhất thế giới Báo cáo mới nhất của tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) cho thấy 1% người giàu nhất thế giới hiện nắm 48% tài sản toàn cầu và con số này sẽ còn tăng lên trong thời gian tới, theo The Guardian. Đến năm 2016, 1% dân số thế giới sẽ nắm giữ hơn 50% số tài sản toàn cầu - Ảnh: Reuters...