IMF gióng hồi chuông cảnh báo đối với kinh tế toàn cầu
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) Kristalina Georgieva ngày 6/7 cảnh báo triển vọng của kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể kể từ tháng Tư và không loại trừ nguy cơ suy thoái trong năm tới do những rủi ro gia tăng.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Georgieva cho biết IMF sẽ lần thứ ba hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2022 từ mức 3,6% trong những tuần tới và nói thêm rằng các nhà kinh tế của thiết chế tài chính này vẫn đang hoàn tất các số liệu mới.
IMF dự kiến công bố dự báo cập nhật cho năm 2022 và 2023 vào cuối tháng Bảy, sau khi đã hạ mức dự báo gần 1 điểm phần trăm vào tháng Tư. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6,1% trong năm 2021.
Video đang HOT
Bà Georgieva cho rằng triển vọng của kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể kể từ tháng Tư, do tình trạng lạm phát cao diễn ra ở nhiều nước, lãi suất tăng mạnh hơn, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chậm lại và các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine (U-crai-na) gia tăng. Theo bà, rủi ro suy thoái gia tăng, do đó không thể loại trừ khả năng này.
Số liệu kinh tế gần đây cho thấy một số nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc và Nga, đã giảm trong quý II, cho thấy rủi ro thậm chí sẽ còn lớn hơn trong năm 2023. Năm 2022 đã là một năm khó khăn, nhưng năm 2023 có thể còn khó khăn hơn với nguy cơ suy thoái lớn hơn.
Các nhà đầu tư lo ngại hơn về rủi ro suy thoái khi phần quan trọng trong đường cong lợi suất trái phiếu của Mỹ đã đảo chiều ngày thứ hai liên tiếp trong phiên 6/7, một dấu hiệu đáng tin cậy về sự hiện hữu của nguy cơ suy thoái. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tháng trước đã nói suy thoái kinh tế là điều Fed không mong muốn nhưng quyết tâm kiểm soát giá cả dù có thể gây rủi ro suy thoái cho nền kinh tế.
Bà Georgieva cho rằng các điều kiện tài chính thắt chặt trong thời gian dài sẽ làm phức tạp triển vọng kinh tế toàn cầu, nhưng nói thêm rằng điều này mang tính quyết định để có thể đưa lạm phát vào tầm kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể là “cái giá phải trả” do yêu cầu ổn định giá cả là cấp thiết.
IMF dự báo lạm phát đạt đỉnh trong cuối năm 2021
Ngày 6/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tình trạng lạm phát tăng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ đạt đỉnh trong những tháng tới và dần ổn định vào giữa năm 2022.
Một cửa hàng thời trang thể thao ở Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một chương của báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới thực hiện, IMF cho rằng lạm phát toàn phần sẽ đạt đỉnh trong những tháng cuối của năm 2021 và sẽ trở về mức tương đương trước đại dịch vào giữa năm 2022, ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. IMF sẽ công bố báo cáo đầy đủ vào ngày 12/10 tới, trong đó cập nhật những dự báo được đưa ra hồi tháng 7, khi đó tổ chức này cho rằng lạm phát sẽ trở lại tương đương trước đại dịch vào "một điểm chưa xác định trong năm tới".
Giá cả trên toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2021 khi các nền kinh tế lần lượt dần nối lại hoạt động sau thời gian gián đoạn vì tác động của đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Dự báo mới nhất của IMF chỉ ra tình trạng thiếu hàng hóa, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, trong khi hoạt động kinh tế nối lại nhanh nhờ các chính sách hỗ trợ của các ngân hàng trung ương và nhu cầu tăng mạnh đã khiến lạm phát tăng.
Theo IMF, ở các nước giàu có hơn, lạm phát toàn phần sẽ đạt đỉnh trong những tháng cuối năm 2021 và sẽ giảm về mức khoảng 2% vào giữa năm 2022. Ở nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, IMF dự báo lạm phát sẽ giảm xuống mức 4% từ mức đỉnh điểm là 6,8% dự kiến ghi nhận vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, IMF lưu ý báo cáo vẫn có điểm chưa chắc chắn và các chính phủ cần cảnh giác trước "một cơn bão hoàn hảo" của các nguy cơ lạm phát có thể là vô hại khi xem xét riêng lẻ nhưng khi kết hợp sẽ đẩy lạm phát tăng cao hơn nhiều so với dự báo.
Trước đó, ngày 5/10, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng lạm phát là một trong những trở ngại trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau thời gian suy giảm vì tác động của đại dịch COVID-19, và đây là lý do khiến IMF điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021.
Tổng thư ký LHQ hoan nghênh IMF lập công cụ mới giúp ứng phó với biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 17/4 hoan nghênh việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lập Quỹ tín thác Khả năng phục hồi và bền vững (RST), một công cụ mới để hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình ứng phó với những thách thức dài hạn như biến đổi khí hậu và đại dịch....