IMF đề xuất kế hoạch chấm dứt đại dịch trị giá 50 tỷ USD
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19, với mục tiêu có thể tiêm vaccine phòng căn bệnh nguy hiểm này cho ít nhất 40% dân số thế giới vào cuối năm 2021 và mục tiêu xa hơn cho năm tiếp theo.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 21/5 tại Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu, đang diễn ra tại Rome (Italy), Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva, nêu rõ kế hoạch của tổ chức này bao gồm các mục tiêu, ước tính tài chính cũng như đưa ra các hành động thực tế. Kế hoạch này hướng tới một sự phục hồi bền vững trong dài hạn của kinh tế toàn cầu và tiếp đến là mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 60% dân số thế giới vào cuối năm 2022. Kế hoạch lưu ý tới một thực tế đã được thế giới thừa nhận là nếu cuộc khủng hoảng y tế hiện nay không kết thúc thì các nước sẽ không thể chấm dứt cuộc khủng hoảng về kinh tế. Do đó, cần chấm dứt đại dịch vì lợi ích của thế giới.
Cũng theo Tổng Giám đốc Georgieva, IMF đã cảnh báo về sự chệch hướng nguy hiểm của nền kinh tế và điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu khoảng cách tiêm phòng COVID-19 giữa các nước giàu và nước nghèo ngày một lớn.
Thống kê cho thấy sự chênh lệch rõ về số người được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tại các châu lục. Tính đến cuối tháng 4 vừa qua, chưa đầy 2% dân số châu Phi được tiêm chủng, trong khi hơn 40% người dân Mỹ và hơn 20% người dân châu Âu đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.
Hiện IMF đang ưu tiên thu hẹp khoảng cách tiêm vaccine ngừa COVID-19 để đưa thế giới trở lại con đường tăng trưởng, với mục tiêu cơ bản là kiểm soát đại dịch vì lợi ích của tất cả người dân trên thế giới. Để đạt được điều này, IMF nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm các khoản hỗ trợ cho COVAX – chương trình phân phối vaccine toàn cầu – nhằm hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận với vaccine.
Theo IMF, khoản 50 tỷ USD mà tổ chức này đưa ra bao gồm 35 tỷ USD viện trợ cùng với nguồn lực từ các chính phủ và nguồn tài trợ khác.
Video đang HOT
Cũng tại hội nghị, 3 công ty sản xuất vaccine lớn đã cam kết cung cấp 3,5 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập trung bình và thấp trong năm 2021-2022. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cam kết chia sẻ ít nhất 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 khác nhau cho đến cuối năm nay.
Hiện giới chức Pháp cũng đang vận động các nước châu Âu tăng cường việc chia sẻ vaccine cho các nước đang phát triển, cũng như phê phán việc cấm xuất khẩu vaccine.
Phát biểu tham dự hội nghị trực tuyến từ thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết trong 3 năm tới, nước này sẽ hỗ trợ 3 tỷ USD cho các nước đang phát triển phục hồi kinh tế sau đại dịch, cũng như đề xuất thiết lập một diễn đàn quốc tế về hợp tác vaccine. Ông cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp hơn 280 tỷ chiếc khẩu trang, 3,4 tỷ bộ đồ bảo hộ y tế và 4 triệu bộ xét nghiệm cho thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cung cấp vaccine miễn phí cho hơn 80 quốc gia đang phát triển có nhu cầu khẩn cấp và xuất khẩu vaccine cho 43 nước. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh việc cải thiện cơ chế đánh giá đối với các tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như cải cách hơn nữa giá cả các dịch vụ y tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho rằng thế giới sẽ cần có thêm nhiều đợt tiêm chủng hơn trong tương lai và việc tăng cường sản xuất là điều cần thiết, do đó, cần dỡ bỏ mọi rào cản về quyền sở hữu trí tuệ vaccine.
Nhà lãnh đạo Italy nêu rõ nước này ủng hộ ý tưởng bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine COVID-19, nhưng có giới hạn về thời gian và không gây rủi ro cho các hãng dược phẩm. Tuy nhiên, đề xuất này không đảm bảo rằng các quốc gia có thu nhập thấp có thể tự sản xuất vaccine.
Ngoài ra, Italy cũng đánh giá cao sáng kiến của Ủy ban châu Âu (EC) về việc sản xuất vaccine và các sản phẩm y tế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Italy muốn các công ty được phẩm và các trung tâm nghiên cứu của nước này tham gia hỗ trợ sản xuất, đặc biệt tại châu Phi. Theo Thủ tướng Draghi, Italy sẽ triển khai hoạt động này cùng với các đối tác khác như Pháp và Đức.
Bill Gates phản đối chia sẻ công thức vaccine Covid-19
Bill Gates cho rằng không nên chia sẻ bằng sáng chế vaccine cho các nước đang phát triển bởi Mỹ sẽ phải chi số tiền lớn để chuyển giao công nghệ.
Trong cuộc phỏng vấn với SkyNews hôm 2/5, khi được hỏi có chia sẻ công thức vaccine Covid-19 với các quốc gia đang phát triển hay không, Bill Gates nói "không". Tỷ phú này giải thích không thể chuyển giao công nghệ vaccine cho "các nước nghèo" nếu không có "tài trợ" và "chuyên môn" của Mỹ.
"Chỉ có vài nhà máy sản xuất vaccine trên toàn thế giới nơi mọi người tuân thủ nghiêm túc quy định an toàn. Việc chuyển vaccine, chẳng hạn từ một nhà máy ở Mỹ sang cơ sở ở Ấn Độ, là điều mới mẻ, chỉ có thể diễn ra với sự hỗ trợ và chuyên môn của chúng ta", Gates nói.
Ông cho rằng nếu Mỹ không chi khoản tiền lớn để chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển sẽ không thể nào sản xuất được vaccine Covid-19.
Bill Gates phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới tại Berlin, Đức, tháng 10/2018. Ảnh: Reuters .
Trái với tuyên bố của Gates, Ấn Độ là một trong những quốc gia thể hiện trình độ công nghệ vượt trội trong phát triển và sản xuất để trở thành trung tâm vaccine của thế giới. Ấn Độ xuất khẩu vaccine ra toàn cầu tới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, khiến quốc gia Nam Á thiếu các thành phần quan trọng để đảm bảo tốc độ sản xuất vaccine.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres coi hoạt động xuất khẩu vaccine của Ấn Độ là "tài sản tốt nhất thế giới đang có" để chống đại dịch Covid-19. New Delhi đạt được thành tích này dựa trên cơ sở chuyển giao công nghệ giữa AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Thành tích của Ấn Độ được nhận định là trái ngược với tuyên bố của Gates cho rằng hoạt động chuyển giao công nghệ là trở ngại lớn trong việc chia sẻ bằng sáng chế vaccine.
Bình luận gây tranh cãi của Gates đã khiến dư luận chú ý hơn tới ảnh hưởng của ông với hoạt động sản xuất vaccine toàn cầu. Báo cáo của Australian Fair Trade & Investment Network (AFTINET) cho biết việc Quỹ Bill & Melinda Gates tham gia vào quan hệ hợp tác giữa Đại học Oxford và AstraZeneca ngăn cản mô hình phân phối mở vaccine Covid-19.
Bình luận của Gates bị đánh giá là thể hiện thái độ coi trọng lợi nhuận từ vaccine, thay vì cứu sống hàng triệu người. Các nước phát triển như Mỹ đang tích trữ lượng vaccine nhiều hơn mức họ cần và không giúp được gì trong lúc Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Quỹ Bill & Melinda Gates thông báo đầu tư hơn 250 triệu USD vào hoạt động sản xuất vaccine. Quỹ này đang sở hữu lượng cổ phần trị giá 40 triệu USD của CureVac, hãng dược phẩm Đức phát triển vaccine Covid-19 mang tên CVnCoV, và thu lợi nhuận hàng chục triệu USD.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/5 cho biết nước này ủng hộ dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ bằng sáng chế với vaccine Covid-19 để chấm dứt đại dịch. Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai những tuần qua gặp gỡ giám đốc điều hành của tất cả nhà sản xuất vaccine lớn của Mỹ, gồm Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, để thảo luận về vấn đề này.
Biden phải chịu áp lực lớn khi được nhiều bên thúc giục bỏ bảo hộ đối với các nhà sản xuất vaccine, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia giàu có bị chỉ trích là tích trữ vaccine Covid-19 trong khi những nước nghèo hơn lâm vào thảm cảnh.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi quyết định của Mỹ là "mang tính lịch sử" và đánh dấu "một mốc to lớn trong cuộc chiến chống Covid-19". Tuy nhiên, Tai cảnh báo rằng các cuộc đàm phán "sẽ mất nhiều thời gian do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra quyết định dựa trên sự đồng thuận".
Covid-19 bùng phát từ tháng 12/2019, xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 157 triệu ca nhiễm, gần 3,3 triệu ca tử vong và hơn 134 triệu người đã bình phục.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2021 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 đối với các nước đang phát triển tại châu Á, trong bối cảnh các chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang được triển khai, cũng như nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh trên thế giới. Nhân viên làm...