IMF đánh giá chương trình cho vay đối với Ukraine
Ngày 29/6, Ban điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đã hoàn thành đánh giá đợt đầu tiên về chương trình cho vay trị giá 15,6 tỷ USD dành cho Ukraine, cho phép Kiev ngay lập tức rút 890 triệu USD để hỗ trợ ngân sách nước này.
Đồng đô la Mỹ tại Washington, DC. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Quyết định trên của IMF sẽ nâng tổng số tiền Ukraine rút theo chương trình khởi động vào ngày 31/3 lên khoảng 3,6 tỷ USD cho đến nay.
IMF cho biết nhà chức trách Ukraine đã đạt được “tiến bộ mạnh mẽ” trong việc đáp ứng các cam kết cải cách trong “các điều kiện đầy thách thức”.
Trưởng đại diện IMF tại Ukraine, ông Gavin Gray cho biết IMF sẽ tiếp tục nghiên cứu các tác động xã hội, môi trường và kinh tế của vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka đầu tháng 6 này gây lũ lụt trên diện rộng tại Ukraine. Theo ông Gavin Gray, IMF dự kiến thảm họa vỡ đập Kakhovka có thể khiến giá cả thực phẩm tăng cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát của Ukraine.
Dự kiến, đến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới, IMF sẽ tiến hành đánh giá đợt tiếp theo đối với chương trình cho vay dành cho Ukraine.
Video đang HOT
Kể từ khi xảy ra xung đột với Nga hồi tháng 2/2022, các nhà tài trợ bên ngoài đã cung cấp 59 tỷ USD nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của Ukraine. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính công cuộc tái thiết Ukraine sẽ tiêu tốn khoảng 411 tỷ USD, gấp ba lần GDP của nước này.
Có thể mất nhiều thập kỷ để khôi phục sau thảm họa vỡ đập thủy điện Nova Kakhovka
Người dân sống dọc hạ lưu sông Dnipro đang phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng sau sự cố vỡ đập Nova Kakhovka.
Nhiều người đang phải sơ tán đến nơi an toàn với bất cứ thứ gì có thể cứu vãn được, nhưng những tác động lớn hơn có thể ảnh hưởng qua nhiều thế hệ.
Cư dân ở Korabel đã buộc phải sơ tán để đảm bảo an toàn sau vụ vỡ đập Kakhovka. Ảnh: Getty Images
Ở hạ lưu, nước lũ sẽ rút bớt phần nào khi nước tràn ra Biển Đen. Tuy nhiên, nhiều ngôi làng và thị trấn dọc dòng chảy của sông Dnipro có thể không còn sinh sống được nữa cho đến khi một con đập mới được xây dựng. Hàng nghìn ngôi nhà, sinh kế, cùng vô số động vật hoang dã và vật nuôi đã bị nước lũ cuốn trôi.
Thảm họa sinh thái do lũ lụt và bùn lầy đã làm thay đổi cảnh quan của khu vực, quét sạch các hòn đảo và đầm lầy. Theo giới phân tích, có thể mất nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ, để khôi phục hệ động thực vật ở khu vực này.
Phía Nga cho biết lệnh tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại thị trấn Nova Kakhovka, khu vực do quân đội Nga kiểm soát ở tỉnh Kherson. Giới chức đã kêu gọi mở cuộc điều tra về vụ việc.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi đây là "thảm họa môi trường nhân tạo lớn nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ".
Theo ông Mohammad Heidarzadeh, giảng viên cao cấp khoa kiến trúc và kỹ thuật dân dụng tại Đại học Bath của Vương quốc Anh, với hồ chứa 18 tỷ mét khối, Nova Kakhovka là một trong những con đập có sức chứa lớn nhất thế giới. Con đập này lớn hơn 90 lần so với hồ chứa đập lớn nhất ở Anh - đập Kielder ở Northumberland.
"Rõ ràng, sự cố vỡ đập này chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài cho môi trường và hệ sinh thái, không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với các quốc gia và khu vực lân cận" ,ông Mohammad nói.
Trong khi đó, dòng nước chảy xiết đã cuốn theo nhiều mảnh vỡ với hàng chục nghìn quả mìn qua chiến tuyến. Các bờ sông Dnipro đã trở thành tiền tuyến kể từ tháng 11/2022. Cả Ukraine và Nga đều đã đặt mìn dọc theo bờ sông và chúng đã bị cuốn trôi đến ở các thị trấn, làng mạc và đất nông nghiệp ở hạ lưu.
Ở vùng Mykolaiv, tổ chức từ thiện Halo Trust đang rà phá bom mìn dọc theo sông Inhulets, một nhánh của sông Dnipro, trước khi lũ lụt kéo đến.
"Những quả mìn này gây ra mối đe dọa chết người cho những người dân đang trở về nhà hoặc tận dụng các bờ sông màu mỡ để chăn thả gia súc, trồng trọt và đánh cá. Các đội rà phá bom mìn của chúng tôi thường xuyên băng qua sông để tiếp cận các bãi mìn, nhưng nếu mực nước sông dâng cao đáng kể do vỡ đập, những khu vực này sẽ bị cắt đứt và chúng tôi sẽ không thể rà phá bom mìn", một thành viên của Halo Trust nói.
Ngập lụt tại thành phố Kherson, miền Nam Ukraine, sau khi đập thủy điện Kakhovka bị vỡ, ngày 6/6/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Mức độ tàn phá ở thượng nguồn sau vụ vỡ đập đối lập hoàn toàn với tình trạng khan hiếm nước ở vùng hạ lưu. Mực nước của hồ chứa Kakhovka đang giảm đáng kể. Trong vòng vài ngày tới, mực nước trong hồ chứa này sẽ giảm xuống mức quá thấp để các máy bơm tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - cách đó khoảng 200 km về phía thượng nguồn - làm mát lõi lò phản ứng và dự trữ nhiên liệu.
Mất hồ chứa nước cũng sẽ khiến các thành phố trong khu vực rơi vào tình trạng thiếu nước uống và nước tưới tiêu cho vành đai nông nghiệp xung quanh. Điều đó sẽ tạo ra tác động dây chuyền đối với việc sản xuất lương thực và xuất khẩu lúa mì, ngô, dầu hướng dương và đậu nành cho phần còn lại của thế giới.
Theo tổ chức tư vấn nông nghiệp EastFruit, hồ chứa nước Kakhovka "là trung tâm của một trong những hệ thống thủy lợi lớn nhất ở châu Âu" và nước của hồ có thể phục vụ trồng trọt cho 80% các loại rau ở Ukraine và một tỷ lệ đáng kể trái cây và nho".
Một trong những khu vực khác cũng chịu tác động lớn từ vụ vỡ đập Kakhovka là bán đảo Crimea, khu vực do Nga kiểm soát từ năm 2014. Con kênh cung cấp nước cho bán đảo này có cửa lấy nước ngay phía trên đập Nova Kakhovka. Dù các hồ chứa nước của Crimea đã được bơm đầy nước trong những tháng gần đây nên sẽ không xảy ra khủng hoảng ngay lập tức. Tuy nhiên, trong những năm tới, điều đó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân thường và quân đội trong khu vực này.
Vụ vỡ đập Kakhovka: Nga và Ukraine kêu gọi điều tra cấp quốc tế Theo hãng tin TASS, ngày 7/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng sự cố vỡ đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh Kherson, miền Nam Ukraine, nên là mục tiêu của một cuộc điều tra và nghiên cứu cấp toàn cầu. Đập thủy điện Kakhovka ở thị trấn Nova Kakhovka, miền Nam Ukraine bị vỡ, ngày 6/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...