IMF : Chính người tiêu dùng và công ty Mỹ đang ‘gánh’ thuế áp lên hàng Trung Quốc
Báo cáo mới đây của IMF cho thấy các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ đang phải trả gần như toàn bộ chi phí từ thuế quan áp lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Trong bản báo cáo công bố hôm 24/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các mức thuế mà Washington áp lên hàng hóa Trung Quốc đang chuyển sang người tiêu dùng Mỹ như thuế trên máy giặt trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ phải gánh một số loại thuế khác do họ phải giảm lãi, chấp nhận bán giá cũ dẫn tới lợi nhuận thấp hơn.
Bản báo cáo là lời khẳng định cho những điều mà hầu hết các nhà kinh tế tư nhân tranh luận nhiều tháng qua rằng Trung Quốc không phải trả mức thuế quan mới mà Washington áp đặt, chính người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ đang làm điều đó.
Cuộc chiến Mỹ-Trung tiếp tục leo thang căng thẳng những ngày qua. (Ảnh: Getty)
“Người tiêu dùng của Mỹ và Trung Quốc chắc chắn là những người thua cuộc từ căng thẳng thương mại”, báo cáo nhấn mạnh.
Hôm 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế mới áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ làm đầy quốc khố Mỹ với “hơn 100 tỷ USD tiền thuế chảy vào ngân sách Mỹ mỗi năm” và giúp giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung. Nhưng báo cáo của IMF cho rằng thâm hụt thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới cơ bản sẽ không thay đổi.
Video đang HOT
Bản báo cáo của IMF được công bố trong bối cảnh Mỹ-Trung đang sục sôi với những diễn biến tiêu cực mới của cuộc chiến thương mại kéo dài dai dẳng nhiều tháng qua.
Các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington đã bị đình trệ trong tháng này sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc sửa đổi các thỏa thuận mà hai bên đạt được.
Đáp trả, ông tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh cũng tung đòn đáp trả ngay sau đó.
Theo một báo cáo riêng biệt của các nhà nghiên cứu tới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, đợt đánh thuế mới nhất của Mỹ sẽ khiến mỗi một hộ gia đình Mỹ trung bình mất 831 USD/năm.
Mỹ mới đây cũng công bố danh sách khoảng 300 tỷ hàng hóa Trung Quốc có thể phải đối mặt với các mức thuế bổ sung bao gồm quần áo, đồ chơi và điện thoại di động.
Những khoản thuế đó nếu được áp đặt, về cơ bản sẽ bao gồm tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc và các hộ gia đình sẽ tiếp tục là những người chịu thiệt.
Hồi đầu tháng, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow thừa nhận “cả 2 bên sẽ phải chịu thiệt hại” từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang tiếp tục leo thang.
Theo bản cáo cáo của IMF, dù ảnh hưởng khiêm tốn tới tăng trưởng toàn cầu, nhưng căng thẳng leo thang Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đáng kể thị trường tài chính và kinh doanh, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, đe dọa, triển vọng phục hồi kinh tế thế giới trong năm 2019, làm giảm khoảng 1/3 GDP toàn cầu trong ngắn hạn.
(Nguồn: Bloomnerg)
SONG HY
Theo VTC
Ngoại trưởng Mỹ lý giải nguyên nhân Tổng thống Trump mạnh tay với Trung Quốc
Chính sách của Mỹ cần phải thay đổi để thích nghi với sự thay đổi hành vi của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây với tờ One America News Network, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ không cho phép các hệ thống chịu sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc có thể hoạt động trên đất Mỹ.
Theo ông, chính sách của Mỹ cần phải thay đổi để thích nghi với sự thay đổi hành vi của Trung Quốc trên trường quốc tế.
"Khi nền kinh tế của họ (Trung Quốc) phát triển, khi vũ khí của họ tăng thêm sức mạnh, khi khả năng công nghệ của họ tăng lên đến một mức độ nào đó, họ sẽ bắt đầu sử dụng tất cả những điều đó để đe dọa nước Mỹ", ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Reuters)
Vị Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng chính vì lý do này mà Tổng thống Donald Trump đang phải đấu tranh cho thương mại công bằng và đôi bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo ông, Nhà Trắng đang cố gắng đảm bảo rằng tất cả các mạng lưới của Mỹ được kiểm tra và bảo vệ không cho phép các hệ thông chịu sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc có thể xâm nhập vào.
Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào "danh sách đen" các công ty có hoạt động đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Theo đó, Huawei sẽ bị cấm mua công nghệ và linh kiện từ các nhà sản xuất Mỹ, cấm kinh doanh với doanh nghiệp Mỹ nếu không được Washington cấp giấy phép tương ứng. Tính đến thời điểm hiện tại, những gã khổng lồ như Google của Mỹ và Panasonic của Nhật Bản cũng đã đình chỉ một phần hợp tác với tập đoàn Trung Quốc.
Người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi, tuyên bố rằng các quyết định của Mỹ không ảnh hưởng quá lớn với họ, bởi họ đã có những biện pháp chuẩn bị nhất định trước đó. Theo ông, phía Mỹ đã đánh giá quá thấp khả năng của Huawei.
(Nguồn: Izvestia)
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
173 hãng thời trang Mỹ viết thư xin ông Trump 'nhẹ tay' với Trung Quốc Nike, Adidas và hơn 170 hãng thời trang Mỹ ký một bức thư gửi tới Tổng thống Trump, đề nghị ông cân nhắc chính sách tăng thuế đối với giày "Made in China". Trong bức thư, các công ty cho rằng chính sách tăng thuế của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ là một "thảm họa đối với người tiêu dùng Mỹ, các công...