IMF cảnh báo về kịch bản tiêu cực cho Ukraine
IMF cảnh báo kịch bản Ukraine đối mặt suy thoái kinh tế nghiêm trọng nếu xung đột kéo dài đến 2026: thâm hụt tài chính có thể lên tới 177,2 tỷ USD và GDP có thể sụt giảm 2,5% trong năm 2025.
Quảng trường Độc lập ở Kiev, Ukraine. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo trang tin tức RBC-Ukraine ngày 22/12, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong đó dự báo cuộc xung đột có thể kéo dài đến giữa năm 2026. Đây là bản cập nhật mới nhất về triển vọng kinh tế của quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến sự này.
So với kịch bản cơ sở dự kiến xung đột sẽ kết thúc vào quý IV/2025, kịch bản tiêu cực mới đề cập đến một cuộc chiến kéo dài và khốc liệt hơn, kèm theo những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế. Điều này thể hiện qua con số thâm hụt tài chính có thể lên tới hơn 177 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với mức 148 tỷ USD trong kịch bản cơ sở.
Theo các chuyên gia IMF, dự báo những cú sốc kinh tế sẽ bắt đầu từ quý I/2025, tác động mạnh mẽ đến tâm lý doanh nghiệp và người dân.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, tình trạng hồi hương của người di cư cùng với thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng năng lượng và tình trạng mất điện sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Hệ quả trực tiếp của những tác động này là sụt giảm GDP thực tế, với mức dự báo -2,5% trong năm 2025, một con số đáng lo ngại khi so với mức tăng trưởng 2,5-3,5% trong kịch bản cơ sở. Đồng thời, chi tiêu quốc phòng gia tăng cùng với sự suy yếu của hoạt động kinh tế sẽ khiến thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng trong giai đoạn 2025-2026.
Đáng chú ý, dự báo quá trình phục hồi sau đó sẽ diễn ra chậm chạp hơn nhiều so với kịch bản cơ sở. Nguyên nhân chính là do thiệt hại lớn đối với tài sản cố định, suy giảm động lực lao động và tình trạng suy yếu của bảng cân đối kế toán. Điều này khiến sản lượng kinh tế duy trì ở mức thấp hơn thời kỳ tiền chiến trong thời gian dài.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều là tiêu cực. Các chuyên gia IMF nhận định rằng trong trung hạn, Ukraine vẫn có khả năng phục hồi nhờ vào gia nhập EU, dòng người di cư hồi hương và đầu tư từ khu vực tư nhân. Đặc biệt, cam kết chính trị mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, cùng với sự hỗ trợ tài chính từ các đối tác quốc tế và kế hoạch xóa nợ, tạo niềm tin rằng các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính và khôi phục tính bền vững của nợ vẫn có thể đạt được.
Để có cái nhìn đối chiếu, IMF cũng đã cập nhật kịch bản cơ sở, trong đó dự báo cuộc chiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2025, với triển vọng tích cực hơn khi nền kinh tế Ukraine có thể đạt mức tăng trưởng 5,3% vào năm 2026.
Financial Times: Doanh nghiệp Ukraine 'nổi dậy' phản đối huy động
Doanh nghiệp Ukraine đang đấu tranh để bảo vệ nhân sự trong bối cảnh tổng động của chính phủ nhằm tăng cường nhân lực cho tiền tuyến.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tại cuộc họp chính phủ ngày 2/8. Ảnh: Chính phủ Ukraine (kmu.gov.ua/en)
Chính quyền Ukraine đang đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn trong nước, khi họ phải đấu tranh không chỉ với vấn đề thiếu hụt nhân sự mà còn với những sáng kiến liên quan đến nghĩa vụ quân sự. Theo tờ Financial Times (Anh) ngày 5/8, các doanh nghiệp Ukraine đang nỗ lực bảo vệ công nhân và nhân sự quan trọng khỏi bị huy động, điều này phản ánh sự căng thẳng ngày càng gia tăng trong bối cảnh xung đột với Nga.
Ví dụ, công ty thép Interpipe, một trong những doanh nghiệp lớn tại Ukraine, đang làm mọi cách để giữ lại một chuyên gia trẻ có thể bị triệu tập gia nhập quân đội bất cứ lúc nào.
Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi năm ngoái, ba chuyên gia từ doanh nghiệp này đã được huy động và đều tử vong hoặc mất tích. Thiếu vắng những nhân viên này đã làm tăng mức độ phức tạp trong công việc, và công ty không muốn mất đi những nhân viên còn sót lại với kiến thức và kinh nghiệm quý giá.
Theo số liệu từ các doanh nghiệp Ukraine, họ đã mất trung bình từ 10% đến 20% nhân viên do nhập ngũ hoặc di cư. Đối mặt với tình trạng này, Interpipe đã cùng với nhiều công ty khác lên tiếng kêu gọi "giải phóng" hàng loạt công nhân khỏi nghĩa vụ quân sự, vì họ cho rằng điều này là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển kinh tế của đất nước.
Giám đốc nhân sự của Interpipe, Vitaly Pakhomov, cho biết mặc dù công ty đã được công nhận là doanh nghiệp chiến lược, nghĩa là một nửa số nhân viên có thể được miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng vẫn còn khoảng 1.000 người có nguy cơ bị điều động. Ông Pakhomov nhấn mạnh rằng việc thiếu vắng các công nhân này sẽ khiến công ty rất khó khăn trong việc duy trì hoạt động bình thường.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức các công nhân đã bị triệu tập ngay cả trên chuyến xe buýt đi làm, và các xe tải chở quân xuất hiện ngay tại cổng nhà máy.
Trước tình hình này, các doanh nghiệp đã bắt đầu tích cực đấu tranh với chính quyền nhằm bảo vệ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Liên minh Người sử dụng lao động Ukraine đã đề xuất một giải pháp khả thi: một dự luật đề nghị trả 20 nghìn hryvnia (khoảng 485 USD) hàng tháng cho mỗi công nhân được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, ý tưởng này đã gặp phải sự phản đối từ chính quyền, dẫn đến một cuộc tranh luận sôi nổi. Dù vậy, các doanh nghiệp và công ty vẫn kiên quyết bảo vệ khoản đầu tư nhân sự của họ, coi đây là vấn đề sống còn trong bối cảnh hiện tại.
Lý giải nguyên nhân Ukraine vẫn nâng hạng kinh tế dù đang trong chiến sự Các chuyên gia chỉ ra việc Ukraine được Ngân hàng Thế giới (WB) nâng xếp hạng cùng với các quốc gia có thu nhập trung bình cao phần lớn là do số dân di cư ra nước ngoài và viện trợ nước ngoài bơm vào. Đồng tiền Hryvnia của Ukraine và đồng USD của Mỹ. Ảnh: Sputnik Dẫn một bảng xếp hạng được...