IMF cảnh báo về ‘công cụ đặc biệt’ có thể giúp Nga ‘né’ lệnh trừng phạt
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) cho biết, khai thác tiền điện tử có thể cho phép các quốc gia bị trừng phạt tránh các hạn chế này.
Biểu tượng của IMF tại trụ sở của tổ chức này ở Washington, Mỹ. Ảnh: AFP
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, các quốc gia bị trừng phạt có thể thu lợi nhuận từ nguồn cung cấp năng lượng trong nước, vốn không thể xuất khẩu ra nước ngoài, bằng cách khai thác tiền điện tử như Bitcoin.
Một báo cáo của IMF tiết lộ rằng: “Theo thời gian, các quốc gia bị trừng phạt cũng có thể phân bổ nhiều nguồn lực hơn để tránh các lệnh trừng phạt thông qua khai thác tiền điện tử. Việc kiếm tiền diễn ra trực tiếp tại các công ty dịch vụ tài chính tiền điện tử và nằm ngoài hệ thống tài chính nơi các lệnh trừng phạt được áp dụng”.
Theo IMF, trong lĩnh vực này, những người khai thác cũng có thể tạo ra doanh thu trực tiếp từ những người dùng trả phí giao dịch cho những người khai thác.
IMF ước tính rằng trong tổng doanh thu khai thác Bitcoin đạt 1,4 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó những người khai thác Nga có thể chiếm gần 11% và Iran chiếm 3%.
Video đang HOT
Bình luận của IMF được đưa ra khi các nhà quản lý trên toàn thế giới cho rằng việc sử dụng tiền điện tử không được kiểm soát để giúp trốn tránh các lệnh trừng phạt trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine. Liên minh châu Âu trong tháng này đã công bố một đợt trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó yêu cầu các công ty chặn dịch vụ tài sản tiền điện tử có giá trị cao ở nước này.
Hồi cuối tháng 3/2022, Bộ Năng lượng Nga cho biết nước này sẵn sàng chấp nhận Bitcoin để thanh toán cho xuất khẩu dầu và khí đốt từ các nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, khi các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột ở Ukraine ảnh hưởng đến thương mại.
Vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu của USD lung lay vì đồng nhân dân tệ
Theo một báo cáo mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ đô la Mỹ trong dự trữ quốc tế đã giảm trong hai thập kỷ qua.
Nhân viên ngân hàng KEB Hana ở Seoul, Hàn Quốc kiểm đồng đôla Mỹ. Ảnh: EPA/TTXVN
Theo trang Business Insider, nguyên nhân là do các ngân hàng trung ương tìm cách đa dạng hóa ngoại tệ nắm giữ sang đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và các loại tiền tệ khác.
Tuy nhiên, vị thế thống trị của đồng đô la Mỹ suy giảm không phải là do những biến động về tỷ giá hối đoái hay lãi suất, mà thay vào đó, vị thế này có thể phụ thuộc vào động thái của các ngân hàng trung ương tại các quốc gia khác.
IMF cho biết dự trữ đồng đô la Mỹ đã giảm đều khi ngân hàng trung ương các nước chủ yếu chuyển sang hai hướng thay thế: 1/4 chuyển sang nhân dân tệ và 3/4 tìm hiểu các loại tiền tệ phi truyền thống từ của quốc gia thường đóng vai trò hạn chế trong tài sản dự trữ.
Báo cáo của IMF nói rõ: "Đặc điểm phát triển của hệ thống dự trữ quốc tế trong 20 năm qua là ngày càng xa rời đồng đô la Mỹ, vai trò của đồng nhân dân tệ ngày càng tăng gần đây, những thay đổi về tính thanh khoản của thị trường, lợi nhuận tương đối và quản lý dự trữ đã làm tăng sức hấp dẫn của các đồng tiền dự trữ phi truyền thống".
Theo nhà kinh tế Aleksandar Tomic, Trung Quốc đã thúc đẩy sử dụng đồng nhân dân tệ nhiều hơn trên khắp châu Phi. Các cuộc đàm phán gần đây với Saudi Arabia về hợp đồng mua dầu bằng nhân dân tệ là dấu hiệu mới nhất cho thấy các quốc gia đang suy nghĩ về một số đồng tiền thay thế, hoặc suy nghĩ về cách đối trọng với đồng đô la Mỹ.
Ông Tomic nói: "Mặc dù thỏa thuận nào cũng chỉ mang tính biểu tượng, nhưng không phải Trung Quốc là nước duy nhất tìm kiếm đồng tiền dự trữ ngoài đồng đô la Mỹ. Khi có nhu cầu với đồng đô la Mỹ, các quốc gia đã khiến mình chịu ảnh hưởng của ngành tài chính của Mỹ và do đó trao cho Mỹ đòn bẩy chính trị".
Ông Tomic cho rằng nếu Trung Quốc muốn tiếp tục tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ trong dự trữ toàn cầu, họ sẽ phải chứng minh đồng nhân dân tệ ổn định lâu dài để giành được lòng tin của các quốc gia khác.
Báo cáo của IMF được đưa ra vào thời điểm các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã đóng băng phần lớn lượng ngoại tệ Nga nắm giữ kể từ khi nước này đưa quân vào Ukraine, cho thấy sức mạnh của đồng đô la Mỹ nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh những rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào đồng tiền này.
Trong khi đó, theo ông Baizhu Chen, Giáo sư tài chính và kinh tế kinh doanh tại Đại học South California (Mỹ), đồng nhân dân tệ cuối cùng có thể phát triển thành đồng tiền dự trữ toàn cầu có uy tín, nhưng Bắc Kinh sẽ phải giảm bớt can thiệp vào nền kinh tế.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Baizhu Chen nói: "Tiền Trung Quốc chắc chắn sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn và đóng vai trò lớn hơn nhiều trên thế giới. Một số quốc gia cảm thấy nền kinh tế có thể trở thành con tin cho các chính sách của Mỹ vì đồng đô la Mỹ đang chiếm ưu thế và các quốc gia muốn đa dạng hóa". Ông cho biết đã có hơn 70 ngân hàng trung ương giữ một lượng nhân dân tệ làm tiền tệ dự trữ, trong khi nhiều nước châu Phi và một số nước ở Trung Đông thường xuyên sử dụng nhân dân tệ trong các giao dịch.
Ông Tomas Philipson, cựu quyền Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng, cảnh báo: "Nếu đồng đô la Mỹ mất vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới, điều này sẽ khiến Mỹ bị tăng lãi suất khi vay nợ". Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ sẽ phải đối mặt với chi phí vay cao hơn. Giá hàng nhập khẩu cũng có thể sẽ tăng.
Hiện tại, đồng đô la Mỹ chiếm 60% dự trữ toàn cầu so với 2,5% của đồng nhân dân tệ. Trong khối lượng thanh toán toàn cầu, đồng đô la Mỹ chiếm 40% trong khi nhân dân tệ chiếm khoảng 3%, mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Điều đó có thể thay đổi, nhưng phải kèm theo những cải cách lớn. Theo ông Chen, Trung Quốc sẽ phải mở cửa thị trường và giảm bớt mức độ giám sát của chính phủ. Trên thị trường trái phiếu, điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải tiến hành cải cách để đạt được mức độ thanh khoản và hiệu quả như thị trường trái phiếu Mỹ. Điều này cũng đòi hỏi phải dỡ bỏ các hạn chế về lãi suất.
Ông Chen cũng nói rằng đồng nhân dân tệ có vai trò nổi bật hơn sẽ mang lại một lợi ích khác. Khi có nhiều loại tiền tệ trong dự trữ toàn cầu thì sẽ giảm rủi ro trong trường hợp có loại tiền tệ nào đó sụp đổ.
Ukraine tuyên bố cần 7 tỷ USD mỗi tháng để duy trì nền kinh tế Ngày 21/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này cần 7 tỷ USD mỗi tháng để duy trì nền kinh tế vốn đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do xung đột với Nga. Một tòa nhà chung cư bị phá hủy ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraine. Ảnh: REUTERS Con số này cao hơn mức 5 tỷ mà...