IMF cảnh báo tác động với nước nghèo khi các nước giàu tăng lãi suất

Theo dõi VGT trên

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng thứ hai liên tiếp để tìm cách chống lạm phát.

Nhưng trong khi FED đang cố gắng điều chỉnh con tàu kinh tế Mỹ thì các hành động của FED có thể gây ra những gợn sóng tác động trên toàn thế giới.

IMF cảnh báo tác động với nước nghèo khi các nước giàu tăng lãi suất - Hình 1
Đồng đô la Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang Foreign Policy, liệu những con sóng đó có trở thành sóng thần hay không phụ thuộc vào thời điểm FED tăng lãi suất. Nếu đó là thời kỳ tăng trưởng kinh tế, thì các tác động ra nước ngoài có xu hướng tích cực. Khi ở trong thời kỳ kinh tế không chắc chắn, triển vọng sẽ kém tươi sáng hơn.

Việc này cũng phụ thuộc vào sức mạnh của một nền kinh tế. Các nền kinh tế tiên tiến, thường có thể huy động tiền cho dù kinh tế gặp khó khăn, và do đó phần lớn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với các nước nghèo hơn, tác động có thể rất nghiêm trọng.

Đó là vì Mỹ tăng lãi suất có thể gây một số tác động trên phạm vi quốc tế. Tăng lãi suất không chỉ làm tăng chi phí vay đồng USD mà còn khuyến khích các nhà đầu tư đổ tiền trở lại Mỹ, rút ​​bớt vốn đầu tư tại các nước nghèo hơn. Do đó, điều này có xu hướng nâng cao giá trị của đồng USD so với các loại tiền tệ khác, khiến các quốc gia nghèo hơn khó khăn khi trả nợ bằng đồng USD.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật được công bố ngày 26/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đã cảnh báo về tác động của tăng lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến có thể gây ra đối với những quốc gia nghèo. IMF đặc biệt chỉ ra mối nguy đối với các quốc gia có thu nhập thấp mà 60% trong số đó có nguy cơ mắc nợ cao.

IMF cảnh báo: “Chi phí đi vay cao hơn, dòng vốn tín dụng giảm, đồng USD mạnh hơn và tăng trưởng yếu hơn sẽ càng khiến nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng hơn”.

Hiện tượng này đã diễn ra trên khắp các thị trường mới nổi. Các vấn đề kinh tế của Sri Lanka có một số nguyên nhân, nhưng một trong số đó là chi phí trả nợ cao và tăng liên tục trong năm qua.

Video đang HOT

Ghana cũng bị ảnh hưởng vì động thái tăng lãi suất. Đây là một phần lý do khiến nước này phải tìm kiếm gói cứu trợ của IMF trong tháng này.

Bangladesh cũng đang có xu hướng tương tự khi đồng tiền mất giá và tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu khiến nước này phải tiêu hết dự trữ ngoại hối. Ngày 26/7, truyền thông địa phương cho biết Chính phủ Bangladesh đang tìm kiếm 4,5 tỷ USD từ IMF, giữa lúc tình hình kinh tế đang ngày một khó khăn.

Bà Liliana Rojas-Suarez, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, nhận định rằng các quốc gia khác có thể sẽ sớm chịu chung hoàn cảnh. Argentina, El Salvador, Ai Cập, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ đều có dấu hiệu cảnh báo.

Bà Rojas-Suarez cho biết các vấn đề đang ảnh hưởng tới một số quốc gia thuộc thị trường mới nổi không chỉ do tỷ giá tăng mà còn do nhiều diễn biến. Đầu tiên là đại dịch khiến các quốc gia này tiếp tục nợ nần khi vay với lãi suất thấp để tồn tại trong thời điểm tồi tệ nhất. Tiếp đó là vòng xoáy lạm phát khi thị trường mở cửa trở lại. Kế đến là cú sốc cuối cùng: xung đột ở Ukraine đẩy các mặt hàng quan trọng như thực phẩm và nhiên liệu tăng giá.

IMF cảnh báo tác động với nước nghèo khi các nước giàu tăng lãi suất - Hình 2
Người dân mua hàng tại một khu chợ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/7. Ảnh: THX/TTXVN

Bà Rojas-Suarez cho rằng FED đã không xử lý các dấu hiệu cảnh báo lạm phát sớm hơn: “Có nghĩa là bây giờ để kiềm chế lạm phát, FED phải tăng lãi suất cao hơn nhiều so với trước đó. Đó là vấn đề lớn đối với các thị trường mới nổi. Bởi vì bây giờ, chi phí tài chính cứ tiếp tục tăng”.

Vấn đề không trở nên tồi tệ hơn phần lớn là do chính sách khôn ngoan của các nền kinh tế mới nổi khác, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, khi các nước ở đây bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn Mỹ.

Các thị trường mới nổi sẽ không chịu tác động giống nhau. Bà Rojas-Suarez chia các thị trường mới nổi thành hai nhóm: Đối với những quốc gia có thể tự cung cấp nhiên liệu, thực phẩm và có gánh nặng nợ tương đối thấp, các cú sốc có thể được giải quyết; nhưng với các quốc gia phải nhập khẩu phần lớn nhiên liệu, thực phẩm thì họ sẽ đối mặt khoảng thời gian khó khăn ở phía trước, đặc biệt là khi những quốc gia đó có tỷ lệ nợ cao.

Cũng trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% mà tổ chức này đã đưa ra hồi tháng 4. IMF cho biết GDP toàn cầu thực sự giảm trong quý II do suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và Nga. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,9% do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt.

Theo dự báo của IMF, Mỹ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 2,3% năm 2022 và 1% năm 2023. Kể từ tháng 4, IMF đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ do nhu cầu giảm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
IMF cũng giảm mạnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 4, do dịch COVID-19 bùng phát dẫn tới nhiều thành phố lớn ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này áp đặt phong tỏa, khiến hoạt động sản xuất và làm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới trở nên trầm trọng hơn.

Đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), IMF đã giảm dự báo tăng trưởng từ 2,8% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,6%, do lạm phát tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine. Trong khi đó, nền kinh tế Nga dự báo sẽ giảm khoảng 6% năm 2022 do các biện pháp trừng phạt tài chính và năng lượng của phương Tây đối với nước này và giảm thêm 3,5% vào năm 2023.

Theo dự báo của IMF, tỉ lệ lạm phát trong năm 2022 ở các nền kinh tế phát triển sẽ lên tới 6,6%, tăng so với mức dự đoán 5,7% đưa ra hồi tháng 4. IMF nhận định tỉ lệ lạm phát ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển hiện được dự báo lên tới 9,5% năm 2022, tăng so với dự báo 8,7% đưa ra hồi tháng 4.

Trong một tuyên bố, nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier nêu rõ: “Triển vọng trở nên u ám kể từ tháng 4. Thế giới có thể sẽ sớm ngấp nghé bờ vực suy thoái toàn cầu, chỉ 2 năm sau lần suy thoái mới đây nhất”.

Tác động của suy thoái kinh tế thế giới với Nga

Đối với Nga, triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi tạo ra nguy cơ giảm giá đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này.

Tác động của suy thoái kinh tế thế giới với Nga - Hình 1
Kinh tế thế giới suy yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nga. Ảnh: TASS

Tình hình kinh tế thế giới đang tiếp tục xấu đi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sắp tới họ sẽ cập nhật dự báo về triển vọng GDP toàn cầu, nhấn mạnh rằng dự báo có thể còn tồi tệ hơn. Đối với Nga, triển vọng kinh tế thế giới xấu hơn tạo ra nguy cơ giảm giá đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu từ nước này.

IMF đã cảnh báo trước công chúng về những thay đổi tiêu cực trong dự báo kinh tế toàn cầu, để chuẩn bị tâm lý. Seyla Pazarbasioglu, Giám đốc về Chiến lược, Chính sách và Phân tích của IMF, cho biết ngày 18/7 rằng "chúng ta đang trải qua khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, thực sự tác động đến nền kinh tế thế giới".

Vào tháng 4, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 từ 4,4% xuống 3,6% do tình hình ở Ukraine. Trong một dự báo mới về nền kinh tế toàn cầu mà IMF dự định công bố vào ngày 26/7, ông Pazarbasioglu cho biết sẽ "hạ thấp đáng kể" con số này, Bloomberg đưa tin. Không chỉ IMF dự kiến ​​triển vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ xấu đi, Hyun Sung-shin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tuyên bố: "Con đường dẫn đến hạ cánh mềm của nền kinh tế toàn cầu đang thu hẹp".

Trong khi đó, các nhà phân tích của tập đoàn tài chính đa quốc gia Citigroup vào cuối tháng 6 đã báo cáo rằng khả năng nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái đang đến gần 50%. Khủng hoảng nguồn cung tiếp tục đẩy lạm phát cao hơn và kìm hãm tăng trưởng kinh tế khi các ngân hàng trung ương tích cực tăng lãi suất và nhu cầu đối với hàng tiêu dùng giảm. Theo dự báo của Citigroup, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2022 và 2,8% vào năm 2023.

IMF cho biết những nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh dự báo là do giá lương thực và năng lượng tăng, dòng vốn vào các thị trường mới nổi chậm lại. Mặt khác, đại dịch COVID-19 nguy cơ tái bùng phát và sự suy yếu tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cũng "làm phức tạp hóa" nhiệm vụ đối phó với những rủi ro gia tăng.

Mới đây, Văn phòng thống kê Trung Quốc đã báo cáo rằng trong quý 2 năm 2022, tăng trưởng GDP của Trung Quốc gần như chững lại - chỉ đạt 0,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng kém thứ hai kể từ năm 1992, sau khi giảm 6,9% trong quý đầu tiên của năm 2020 do COVID-19. Trong quý đầu tiên, tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 4,8% tính theo năm, trong khi mục tiêu GDP chính thức cho năm 2022 được công bố ở Bắc Kinh là 5,5%, một con số khiêm tốn đối với quốc gia này. Vì vậy, các nhà kinh tế phương Tây thực sự rất lo ngại về sự suy giảm hoạt động kinh tế ở Trung Quốc.

Về phần mình, các chuyên gia được tờ Nezavisimaya Gazeta phỏng vấn cho biết có một số lý do khiến tình hình GDP thế giới ngày càng xấu đi. "Các nước phương Tây, vốn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng. Và sau đó họ tiến hành một cuộc chiến kinh tế với nhà xuất khẩu tài nguyên lớn nhất thế giới (Nga)", Artem Tuzov, Giám đốc điều hành bộ phận thị trường vốn của Iva Partners nói.

Ông Tuzov lưu ý Nga, với tư cách là nước xuất khẩu tài nguyên lớn nhất thế giới, tất nhiên, phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu: "Nhu cầu hàng hóa giảm sẽ khiến tất cả các nguồn tài nguyên xuất khẩu từ Nga giảm giá. Do đó, chi phí khai thác tài nguyên có thể trở nên cao hơn chi phí bán chúng, điều này sẽ gây ra các hiện tượng khủng hoảng đã có trong nền kinh tế Nga".

Mark Goykhman, nhà phân tích trưởng của TeleTrade, cho biết đối với nền kinh tế toàn cầu, những mối nguy hiểm trước đây ít được chú ý đã gia tăng trong những tháng gần đây. "Tình hình ở Ukraine làm gia tăng rủi ro địa chính trị. Các biện pháp trừng phạt liên quan đến sự kiện này và việc (Nga) giảm cung cấp tài nguyên cho thị trường thế giới làm tăng sự thiếu hụt các nguồn năng lượng và nguyên liệu nông nghiệp, làm tăng giá của chúng. Điều này làm suy yếu lợi nhuận của nhiều loại hình kinh doanh", chuyên gia Goykhman giải thích.

Theo ông Goykhman, lạm phát cao trên thế giới, gây ra bởi việc bơm tiền vào nền kinh tế trước đây để chống lại đại dịch và sự gia tăng đáng kể chi phí tài nguyên, hiện đang khiến các ngân hàng trung ương có chính sách cứng rắn tăng lãi suất để đối phó với giá cả tăng cao. Đối với Nga, việc thực hiện một kịch bản như vậy sẽ khiến tình hình càng tiêu cực.

"Tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại có thể khiến nhu cầu giảm và hạ giá hàng hóa xuất khẩu của Nga. Điều này sẽ hạn chế thu nhập và cơ hội sản xuất ở trong nước. Mặt khác, lạm phát thế giới cao làm tăng chi phí nhập khẩu và làm cho tiêu dùng trong nước trở nên đắt đỏ hơn. Những điều này cũng làm giảm khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng ở Nga", ông Goykhman lưu ý.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng năng lượng sâu sắc ở EU và lạm phát kỷ lục ở châu Âu và Mỹ, và tình trạng kinh tế thế giới yếu kém nói chung - tất cả những điều này gây ra lo ngại với Nga. Tuy nhiên, tỷ trọng của Nga trong GDP toàn cầu, theo IMF, chỉ dao động từ 2 đến 3%, vì vậy về vấn đề này, tác động đối với Nga có thể bị hạn chế, theo lý giải của chuyên gia Andrei Loboda.

https://baotintuc.vn/the-gioi/imf-canh-bao-tac-dong-voi-nuoc-ngheo-khi-cac-nuoc-giau-tang-lai-suat-20220728103057839.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sửHàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử
22 giờ trước
Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
hôm qua
Động đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyểnĐộng đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyển
hôm qua
Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ MyanmarHơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar
hôm qua
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
hôm qua
Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sậpPhe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
23 giờ trước
NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thầnNÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần
23 giờ trước
Động đất tại Myanmar: Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn và gia tăng số người thiệt mạngĐộng đất tại Myanmar: Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn và gia tăng số người thiệt mạng
hôm qua

Tin đang nóng

Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lạiCho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
3 giờ trước
Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điềuKim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
3 giờ trước
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nayKim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
2 giờ trước
Kon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếpKon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếp
5 giờ trước
Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thươngXe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương
5 giờ trước
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
5 giờ trước
Kim Soo Hyun: "Tôi không phải kẻ ấu dâm, bằng chứng đã bị bóp méo"Kim Soo Hyun: "Tôi không phải kẻ ấu dâm, bằng chứng đã bị bóp méo"
3 giờ trước
Họp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãiHọp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãi
5 giờ trước

Tin mới nhất

Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

4 phút trước
Sukiya - thương hiệu cơm bò lớn nhất Nhật Bản - vừa tuyên bố đóng cửa gần 2.000 chi nhánh trên toàn quốc gia này sau hai vụ bê bối thực phẩm nghiêm trọng.
Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

47 phút trước
Chỉ huy Lữ đoàn Tấn công số 3 của Ukraine, Đại tá Andrii Biletskyi, đã đề xuất rằng các quốc gia châu Âu nên tài trợ ngân sách để duy trì một nửa lực lượng quốc phòng của Ukraine nhằm ngăn chặn Nga, theo Army TV.
Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

52 phút trước
Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan yêu cầu hoàn tất điều tra vụ sập công trình 30 tầng ở Bangkok trong vòng 7 ngày sau động đất.
Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

1 giờ trước
Đánh giá về khả năng đóng góp của các trí thức Việt kiều cho đất nước, Tiến sĩ Best cho rằng hàng triệu người Việt Nam trên khắp thế giới là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị Việt Nam cần tận dụng.
Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

1 giờ trước
Cơ sở lò phản ứng lai này sẽ được xây dựng ở phía đông nam tỉnh Giang Tây, nhằm mục đích tạo ra công suất 100 megawatt điện liên tục, tương đương với 10% sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân.
Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

1 giờ trước
Thỏa thuận mới về điểm giao nhau của biên giới ba nước cộng hòa trên thực tế đã ghi nhận việc giải quyết cuối cùng vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Kyrgyzstan sau gần 23 năm đàm phán.
Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

1 giờ trước
Thảm kịch động đất 7,7 độ đã khiến Myanmar bị tàn phá kinh hoàng, gây ra khó khăn chồng chất với quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nội chiến và xung đột kéo dài.
Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

1 giờ trước
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 4 người mất tích trong vụ nổ mỏ than xảy ra ngày 31/3 tại vùng Asturias, phía Bắc Tây Ban Nha.
Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

1 giờ trước
Chính quyền quân sự Myanmar thông báo tổ chức quốc tang 1 tuần sau trận động đất thảm khốc làm hàng nghìn người chết.
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

1 giờ trước
Nhóm cứu hộ tình nguyện mang tên Fire and Rescue Thailand thông báo trên mạng xã hội về việc đã đưa được thêm một thi thể ra khỏi hiện trường tòa nhà cao tầng bị sập ở thủ đô Bangkok.
Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

1 giờ trước
Kinh tế Nhật Bản có thể mất hơn 1.800 tỷ USD nếu xảy ra siêu động đất ngoài khơi Thái Bình Dương gây sóng thần, làm sập hàng trăm tòa nhà và có thể khiến 300.000 người thiệt mạng.
Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?

Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?

1 giờ trước
Dù cách tâm chấn của trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar hôm 28/3 nhưng một tòa nhà 34 tầng đang xây dựng dở ở Bangkok (Thái Lan) vẫn bị đổ sập. Nguyên nhân vì sao?

Có thể bạn quan tâm

Diệp Lâm Anh công khai sánh đôi cùng tình trẻ, đàng trai có 1 hành động khó chối chuyện yêu đương?

Diệp Lâm Anh công khai sánh đôi cùng tình trẻ, đàng trai có 1 hành động khó chối chuyện yêu đương?

Sao việt

2 phút trước
Mới đây nhất, Diệp Lâm Anh và Phạm Kiên diện đồ hao hao nhau, trông như couple khi xuất hiện tại tiệc mừng sinh nhật phú bà Lucie Nguyễn.
Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD

Sức khỏe

4 phút trước
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng COPD có thể nhẹ đến mức người bệnh không chú ý đến. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của COPD cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, vì bệnh tiến triển, các triệu chứng thường xấu đi the...
4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí

4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí

Netizen

8 phút trước
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, giới trẻ đang bị cuốn hút bởi những nội dung giật gân, lùm xùm đời tư, trào lưu nhảm nhí thay vì dành thời gian phát triển bản thân, tiếp cận các giá trị đích thực.
Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương

Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương

Uncat

13 phút trước
Người đàn ông đến thuê nhà nghỉ tại TP Thuận An (Bình Dương) và trả tiền trước. Đến hạn trả phòng, nhân viên lên dọn dẹp và phát hiện vị khách đã tử vong.
Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!

Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!

Nhạc quốc tế

22 phút trước
Là nữ thần tượng nổi tiếng với chỉ số IQ và EQ cao nhưng khi đến với Việt Nam, trong một sự kiện tương tác vô cùng gần gũi với khán giả thì người hâm mộ càng cảm nhận rõ điều này.
Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ

Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ

Trắc nghiệm

26 phút trước
Những con giáp này có một tuần mới thuận lợi, đón nhiều tin vui, tiền vào như nước, vận đỏ như son.Đầu tháng 4, 3 con giáp được Thần Tài che chở, 2 con giáp được quý nhân dẫn lố
Chuyện tình éo le của nam diễn viên và fangirl kém 14 tuổi: Hẹn gặp 4 lần thì toang hết 3, nghi có mưu đồ

Chuyện tình éo le của nam diễn viên và fangirl kém 14 tuổi: Hẹn gặp 4 lần thì toang hết 3, nghi có mưu đồ

Sao châu á

32 phút trước
Lee Ji Hoon và fan nữ người Nhật kém 14 tuổi chính thức về chung 1 nhà cách đây 4 năm. Cuộc hôn nhân viên mãn của cặp đôi xuyên biên giới khiến công chúng vô cùng ngưỡng mộ
Da dầu có lão hóa chậm hơn da khô?

Da dầu có lão hóa chậm hơn da khô?

Làm đẹp

36 phút trước
Điều này giúp da dầu có xu hướng trông căng mịn và đàn hồi hơn so với da khô trong cùng một độ tuổi. Tuy nhiên, việc sản xuất dầu quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng lỗ chân lông to, dễ bị mụn và viêm nhiễm.
Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi

Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi

Sao thể thao

45 phút trước
Chiều 31/3, tiểu thư Doãn Hải My - bà xã cầu thủ nổi tiếng Đoàn Văn Hậu khiến dân mạng bật cười khi chia sẻ một nỗi sợ của cô nàng khi về quê chồng.
Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Tin nổi bật

55 phút trước
Đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội cam kết di dời phân xưởng sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nhà máy từ tháng 4 đến hết tháng 8.
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín

Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín

Góc tâm tình

59 phút trước
Tôi dự định vào thời điểm thích hợp, tôi sẽ nói với vợ về bí mật của mình. Nhưng tôi chưa kịp thực hiện kế hoạch, vợ tôi đã chìa ra khoe chiếc que thử thai hai vạch.