IMF cảnh báo nguy cơ “sốc dầu mỏ” vì trừng phạt Iran
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo việc phương Tây tiến hành cấm vận dầu mỏ song song với cấm vận tài chính Iran sẽ đẩy giá dầu tăng 20-30%, gây cú sốc với thị trường quốc tế mà hậu quả sẽ tồi tệ như cuộc chiến
Libya năm ngoái gây ra.
Iran đã sản xuất 5% lượng dầu mỏ toàn cầu.
Video đang HOT
Theo IMF, hơn nữa, nếu Iran thực thi đe dọa phong tỏa tuyến đường vận chuyển dầu mỏ qua eo biển ở vùng Vịnh, cú sốc này thậm chí còn lớn hơn.
Ông Gary Sick, nguyên cố vấn Nhà Trắng dưới thời hai tổng thống Ford và Carter, có cùng quan điểm với IMF. Theo ông này, nếu Iran bị cấm vận dầu mỏ, tức là nước này sẽ không còn gì để mất, do đó một sự đáp trả mạnh tay.
Ông Sick còn cho rằng Tehran thậm chí hoàn toàn có thể viện đến quân sự: nước này có thể phóng tên lửa đánh phá các bến cảng hoặc các khu lọc dầu ở bờ bên kia Vùng Vịnh, và như vậy sẽ gây khó khăn cho việc xuất khẩu dầu của Arập Xêút và Koweit. Giá dầu vì thế sẽ tăng cao. Kinh tế phương Tây vốn đang khó khăn sẽ càng chồng chất khó khăn.
Khoảng 1/4 lượng dầu mỏ toàn cầu, và khoảng 40% lượng dầu xuất khẩu – gồm từ Iraq, Kuwait và Arập Xêút – được vận chuyển qua eo biển này mỗi năm.
IMF dẫn chứng rằng thị trường dầu mỏ quốc tế đã có phản ứng tiêu cực trước nguy cơ leo thang căng thẳng giữa một bên là Iran và bên kia là Mỹ, châu Âu và Israel. Các nước phương Tây tiếp tục đe dọa trừng phạt nếu Iran không chấm dứt chương trình hạt nhân mà những nước này cho rằng được tiến hành nhằm phát triển vũ khí.
Hôm 23/1, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định một số biện pháp trừng phạt ngoạn mục nhắm vào Iran để buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân. Hai biện pháp chủ chốt của được đề ra là cấm vận dầu mỏ song song với cấm vận tài chính, nhắm vào ngân hàng trung ương Iran.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, nếu cấm vận dầu mỏ có thể sẽ chỉ tác động hạn chế, thì cấm vận tài chính sẽ phát sinh hiệu quả mạnh hơn.
Trong lĩnh vực dầu mỏ, ngay sau khi EU loan báo quyết định dần dần ngưng nhập dầu mỏ của Iran, chính quyền Teheran đã lập tức tuyên bố rằng lệnh cấm vận này sẽ không ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu dầu thô của Iran. Theo nhiều quan chức Iran cao cấp, trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ vẫn mạnh, họ có thể bán dầu cho bất kỳ nước nào trên thế giới.
Trong khi đó, lệnh trừng phạt của phương Tây trong lĩnh vực tài chính được cho là sẽ phát huy tác dụng nhiều hơn. Việc tăng cường các biện pháp phong tỏa các ngân hàng Iran – áp dụng từ năm 2010 – có thể làm cạn kiệt nguồn ngoại tệ của Iran, hạn chế khả năng đầu tư của Iran vào việc phát triển nguồn tài nguyên dầu khí, vốn đã bị hao tổn nhiều trong thời gian qua, gây xáo trộn cho nền kinh tế nước này.
Theo Dân Trí
Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ
Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và hy vọng nước này đàm phán thành công về tái cơ cấu nợ với các nhà đầu tư tư nhân.
Ngoại trưởng Hy Lạp Lucas Papademos (phải) hội đàm với Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, tại Athens, Hy Lạp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle tuyên bố như trên ngày 15/1 tại thủ đô Athens của Hy Lạp sau cuộc đàm phán với người đồng cấp Hy Lạp Stavros Dimas.Ngoại trưởng Đức, nước đóng góp lớn nhất trong gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp, nhấn mạnh chuyến thăm Hy Lạp của ông là nhằm phát đi một thông điệp tới người dân Hy Lạp rằng Đức muốn chung tay giải quyết các vấn đề cùng với Hy Lạp. Ông cũng bày tỏ hy vọng Athens tiếp tục thực hiện các cải cách đã cam kết.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Đức tới Hy Lạp diễn ra hai ngày sau khi cuộc đàm phán giữa Athens và các ngân hàng tư nhân về vấn đề giảm nợ lâm vào ngõ cụt.
Ngày 13/1, các chủ nợ tư nhân đã bất ngờ ngừng các cuộc đàm phán với Hy Lạp về việc xóa khoảng 50% nợ (trị giá 100 tỷ euro) của nước này theo yêu cầu của EU, với lý do thiếu sự hiểu biết lẫn nhau. Điều này đã làm gia tăng những lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, đặc biệt trong bối cảnh Cơ quan đánh giá tín nhiệm Standard & Poor"s vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm của một số quốc gia thành viên EU.
Ông Westerwelle cũng cho rằng đã đến lúc châu Âu cần thành lập các cơ quan xếp hạng tín nhiệm "độc lập" của châu Âu, bởi theo ông, đánh giá của một số cơ quan xếp hạng tín nhiệm vừa qua đã gây bất ổn cho các thị trường vừa mới ổn định trở lại. Hiện 3 cơ quan đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới là Standard & Poor"s, Moody"s và Fitch, đều là công ty tư nhân có trụ sở ở Mỹ.
Ngày 17/1, "bộ ba" các nhà kiểm toán quốc tế thuộc EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tới Athens để đánh giá những nỗ lực của Hy Lạp nhằm cắt giảm thâm hụt và thực hiện các cải cách cơ cấu.
Một ngày sau đó, cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Hy Lạp và các nhà đầu tư tư nhân cũng sẽ được nối lại./.
Theo TTXVN
"Bão" kép ở Hungary Giữa lúc còn đang loay hoay chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng nợ, Hungary lại phải đối mặt với những sóng gió mới trên chính trường khi hàng loạt cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức trong những ngày qua đang ươm mầm cho nguy cơ bất ổn xã hội nảy sinh. Nguồn cơn của làn sóng thịnh...