IMF bi quan về triển vọng toàn cầu vì số liệu kinh tế Trung Quốc
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lần thứ ba trong vòng chưa đầy một năm sau khi số liệu kinh tế chính thức được Trung Quốc công bố.
Kinh tế Trung Quốc vẫn đặt nhiều áp lực lên tăng trưởng kinh tế thế giới – Ảnh: Reuters
Theo Reuters, số liệu Bắc Kinh vừa công bố trong tuần này cho thấy Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ năm 1990. IMF hôm 19.1 dự báo kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 3,4% trong năm nay và 3,6% trong năm sau, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, trong bản cập nhật dự báo World Economic Outlook.
Sự sụt giảm mạnh trong thương mại Trung Quốc và giá cả các loại hàng hóa ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi là hai lý do dẫn đến quyết định trên. IMF cũng cho biết có thể các nhà hoạch định chính sách Đại lục sẽ tìm cách để thúc đẩy nhu cầu trong ngắn hạn.
Dự báo World Economic Outlook đến trong lúc thị trường tài chính toàn cầu đã và đang lo lắng về mức tăng trưởng chững lại của Trung Quốc và giá dầu giảm sâu. Tuy nhiên, IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Đại lục là 6,3% trong năm nay và 6% vào năm 2017. Đây cũng là hai con số cho thấy mức sụt giảm tăng trưởng mạnh so với năm 2015.
Video đang HOT
Sau khi Bắc Kinh công bố số liệu kinh tế, cổ phiếu châu Âu, châu Á và đồng đô la Mỹ tăng vì giới đầu tư cho rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng.
IMF vẫn cho hay kinh tế Trung Quốc yếu đi là nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế thế giới. Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến nhiều thị trường mới nổi khác và các nhà xuất khẩu hàng hóa.
“So với cách đây sáu tháng, chúng tôi không thấy sự thay đổi lớn nào trong các yếu tố cơ bản ở Trung Quốc. Song các thị trường chắc chắn rất lo lắng vì nhiều sự biến nhỏ mà họ khó có thể giải thích”, cố vấn kinh tế Maurice Obstfeld thuộc IMF nói.
Ông Obstfeld cho hay các thị trường tài chính toàn cầu dường như đã phản ứng thái quá trước giá dầu giảm và nguy cơ về một đợt suy thoái mạnh ở Trung Quốc. Ông cho hay điều quan trọng là Trung Quốc nắm rõ về chiến lược kinh tế tổng thể của họ, trong đó có cả yếu tố nội tệ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Buộc phải thức thời
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo Trung Quốc sẽ áp dụng những tiêu chuẩn về số liệu thống kê kinh tế được gọi chung là Special Data Dissemination Standard (SDDS) của tổ chức này.
Áp dụng số liệu thống kê kinh tế SDDS có nghĩa là chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo về tính minh bạch trong công tác thống kê để đổi lấy sự công nhận về độ chuẩn xác, từ đó có được sự tin cậy về số liệu - Ảnh minh họa: AFP
Trung Quốc là nền kinh tế thứ 65 trên thế giới vận dụng những tiêu chuẩn cao nhất của IMF về phương diện thống kê kinh tế.
Áp dụng SDDS có nghĩa là chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo về tính minh bạch trong công tác thống kê để đổi lấy sự công nhận về độ chuẩn xác, từ đó có được sự tin cậy về số liệu.
SDDS được sử dụng làm cơ sở để so sánh số liệu thống kê giữa các quốc gia, giúp đánh giá chính xác về thực trạng phát triển, những vấn đề đang đặt ra và cơ hội kinh doanh, hợp tác.
Cho tới nay, số liệu chính thức của Trung Quốc không được IMF và nhiều đối tác quan trọng khác tin cậy. Vì thế, quyết định nói trên không hề dễ dàng mà phải là chuyện không thể không làm đối với Trung Quốc.
Nước này nhận thức được rằng đã đến lúc không chỉ thực hiện cải cách kinh tế thật sự mà còn phải tiến hành theo tiêu chí, chuẩn mực chung trên thế giới. Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng ở mức độ khá cao nhưng giảm nhiều và liên tục so với trước.
Những vấn đề về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng cùng hàng loạt vấn đề xã hội khác ngày càng trầm trọng và nan giải. Chúng buộc Trung Quốc phải thức thời hơn để trấn an tâm lý nhà đầu tư và đối tác nước ngoài, khôi phục lòng tin và sự sẵn sàng hợp tác của họ. Nếu đúng như vậy thì việc áp dụng SDDS mới là bước chuyển cần thiết đầu tiên chứ chưa thể là tất cả.
La Phù
Theo Thanhnien
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất 25 năm Giới chức Trung Quốc vừa công bố số liệu kinh tế trong cả năm 2015. Mức tăng GDP năm qua của nước này là 6,9%, trật nhịp mục tiêu do chính phủ đề ra. Ảnh: Reuters Theo Bloomberg, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm trong tháng 12, khiến quý 4/2015 là quý tăng trưởng yếu nhất kể từ thời suy thoái kinh...