Im lặng hay lên tiếng?
Đã bao giờ bạn chọn cách im lặng khi bị xúc phạm hoặc khi chứng khiến người khác bị oan ức ? Cảm giác của bạn lúc đó là sự hài lòng vì mình đã biết nuốt cái tôi vào trong để nhẫn nhịn hay tự hào khi mình ‘ khôn ngoan lảng tránh’ để được yên thân?
Có khá nhiều câu danh ngôn sâu sắc và đáng nhớ về sự im lặng. Rằng chúng ta chỉ mất 2 năm đầu đời để học nói nhưng phải cần cả đời để học cách im lặng. Quả vậy, về cơ bản, chúng ta thường hối tiếc vì những lời mình đã nói hơn là những thứ ta giữ lại trong lòng.
Sự im lặng trong đối nhân xử thế, là tinh tế, tĩnh lặng, sâu lắng. Khi ta tiếp xúc với một người điềm đạm biết lắng nghe, ta cảm giác thật dễ chịu, được thấu hiểu.
Khi ta có những băn khoăn bối rối, bên ly cà phê, bản nhạc guitar không lời- không gian như lắng lại, bên người ta tin tưởng, chẳng cần phải nói nhiều. Những ấm ức trong lòng tan biến.
Cuộc sống này, sự yên tĩnh là chất liệu tuyệt vời để ta ngẫm nhìn mọi thứ với ánh mắt bao dung, thấu cảm và nhìn thấy được những giá trị bên trong của mọi vấn đề mà có thể bị sự ồn ào và hời hợt che khuất,…
Hãy im lặng khi không có gì để nói- Ảnh minh họa
Với tôi, sau những bộn bề công việc, những ồn ào náo nhiệt với bạn bè và lũ trẻ, tôi dành cho mình khoảng thời gian trong thư phòng để đọc sách và thưởng thức những bản nhạc hay. Đây là một sự cân bằng tuyệt vời để nhìn lại những thứ đã qua, sẵn sàng tâm thế cho những điều đang và sẽ đến.
Sự im lặng không phải lúc nào cũng diệu kỳ đến thế. Đã bao giờ bạn hối tiếc vì đã lặng im? Bạn đã bao giờ day dứt vì đã bỏ qua những thứ lẽ ra bạn cần đối mặt để cải thiện nó tốt hơn?
Video đang HOT
Im lặng đôi khi là sự khôn ngoan, nhẫn nhịn nhưng cũng có lúc là sự tàn nhẫn, ích kỷ, thậm chí vô trách nhiệm và để lại những hậu quả đáng tiếc. Đó là khi chúng ta chọn sự im lặng để hạn chế sự liên lụy, va chạm, vì ta ngại phiền toái bất lợi.
Tôi nhớ câu chuyện hồi học tiểu học. Cá nhóm bạn đang chơi nhảy dây thì nghe một tiếng “póc”. Viên đá tròn bằng ngón chân cái của người lớn bay vào trán N., cô bạn hàng xóm của tôi, máu chảy khá nhiều và chúng tôi hoảng loạn. Các anh chị lớn tuổi hơn đang chơi gần đó xúm lại đưa N. về băng bó vết thương, và cuộc “truy tìm thủ phạm” khá căng thẳng.
Nhóm bạn nam đang chơi ném chuồn chuồn trên cành cây, và K. chính là người đã ném không may trúng N.. Anh trai K., lớn hơn chúng tôi 6 tuổi, vội vã kết luận: “Chính thằng H. là người ném cái N., tay nó còn cầm đá kìa”. H. hốt hoảng giãi bày nhưng anh của K. lớn tiếng dọa H. và cả đám.
Tôi nhìn vẻ mặt bàng hoàng đầy bất lực của H., dù ấm ức nhưng cậu ấy bấm chặt môi không khóc. Cậu ấy bị oan, tất cả chúng tôi đều nhìn thấy và biết … Sau đó vài tiếng cha H. đi làm về, vốn là người nóng tính và khá thô lỗ, một trận đòn roi làm H. bầm tím tay chân, H. bỏ chạy ra đồng ngồi khóc.
Tôi nhìn theo im lặng, ứa nước mắt, tôi tự thấy mình hèn nhát và vô trách nhiệm với bạn. Nhưng lúc đó các bạn đều thế, đều im lặng, ai cũng sợ anh trai của K. Bạn N. phải nằm lại trạm xá một ngày rồi về. Khi thấy mẹ H. mang chục trứng và gói bánh quy cáp nách, kéo tai H. xồng xộc sang xin lỗi gia đình bạn N., tôi mới thấy tận cùng của sự khó chịu, sự oan ức, là một nỗi ám ảnh chứ không chỉ là sự khó chịu bực mình.
Tôi kể với cha, người luôn làm tôi vững tâm nhất. Cha trầm ngâm rồi nhẹ nhàng phân tích: “Có những tình huống phải im lặng nhưng con và các bạn đã hèn nhát và ích kỷ…”, tôi cúi đầu nhận bài học nhân cách đáng nhớ đầu tiên.
Chúng ta càng lớn, càng trải qua nhiều sự việc, càng thấu hiểu, thấm thía những giá trị thực, ảo trong đời. Cũng chính vì thế đôi khi ta nghĩ, sau tất cả, chúng ta chọn cho mình cách im lặng. Ai hiểu sao thì hiểu, nghĩ sao thì nghĩ,không thanh minh, không giải thích, bởi người đã tin tưởng và yêu quý mình luôn có lý do để bao dung, thấu hiểu và cảm thông còn ai sẵn định kiến, có nói cũng bằng thừa.
Tôi nhớ ai đó đã nói rằng: Hãy im lặng khi không có gì để nói, khi những lời bạn sắp nói có thể gây tổn thương ai đó, làm mọi việc phức tạp hơn và không có lợi cho ai cả nhưng nếu lời bạn nói có thể chứng minh một sự thật, xoa dịu một nỗi đau, giải tỏa một sự căng thẳng không đáng có thì hãy nói thật dõng dạc và rõ ràng.
Im lặng hay lên tiếng?
Đã bao giờ bạn chọn cách im lặng khi bị xúc phạm hoặc khi chứng khiến người khác bị oan ức ?
Cảm giác của bạn lúc đó là sự hài lòng vì mình đã biết nuốt cái tôi vào trong để nhẫn nhịn hay tự hào khi mình "khôn ngoan lảng tránh" để được yên thân?
Có khá nhiều câu danh ngôn sâu sắc và đáng nhớ về sự im lặng. Rằng chúng ta chỉ mất 2 năm đầu đời để học nói nhưng phải cần cả đời để học cách im lặng. Quả vậy, về cơ bản, chúng ta thường hối tiếc vì những lời mình đã nói hơn là những thứ ta giữ lại trong lòng.
Sự im lặng trong đối nhân xử thế, là tinh tế, tĩnh lặng, sâu lắng. Khi ta tiếp xúc với một người điềm đạm biết lắng nghe, ta cảm giác thật dễ chịu, được thấu hiểu.
Khi ta có những băn khoăn bối rối, bên ly cà phê, bản nhạc guitar không lời- không gian như lắng lại, bên người ta tin tưởng, chẳng cần phải nói nhiều. Những ấm ức trong lòng tan biến.
Cuộc sống này, sự yên tĩnh là chất liệu tuyệt vời để ta ngẫm nhìn mọi thứ với ánh mắt bao dung, thấu cảm và nhìn thấy được những giá trị bên trong của mọi vấn đề mà có thể bị sự ồn ào và hời hợt che khuất,...
Hãy im lặng khi không có gì để nói- Ảnh minh họa
Với tôi, sau những bộn bề công việc, những ồn ào náo nhiệt với bạn bè và lũ trẻ, tôi dành cho mình khoảng thời gian trong thư phòng để đọc sách và thưởng thức những bản nhạc hay. Đây là một sự cân bằng tuyệt vời để nhìn lại những thứ đã qua, sẵn sàng tâm thế cho những điều đang và sẽ đến.
Sự im lặng không phải lúc nào cũng diệu kỳ đến thế. Đã bao giờ bạn hối tiếc vì đã lặng im? Bạn đã bao giờ day dứt vì đã bỏ qua những thứ lẽ ra bạn cần đối mặt để cải thiện nó tốt hơn?
Im lặng đôi khi là sự khôn ngoan, nhẫn nhịn nhưng cũng có lúc là sự tàn nhẫn, ích kỷ, thậm chí vô trách nhiệm và để lại những hậu quả đáng tiếc. Đó là khi chúng ta chọn sự im lặng để hạn chế sự liên lụy, va chạm, vì ta ngại phiền toái bất lợi.
Tôi nhớ câu chuyện hồi học tiểu học. Cá nhóm bạn đang chơi nhảy dây thì nghe một tiếng "póc". Viên đá tròn bằng ngón chân cái của người lớn bay vào trán N., cô bạn hàng xóm của tôi, máu chảy khá nhiều và chúng tôi hoảng loạn. Các anh chị lớn tuổi hơn đang chơi gần đó xúm lại đưa N. về băng bó vết thương, và cuộc "truy tìm thủ phạm" khá căng thẳng.
Nhóm bạn nam đang chơi ném chuồn chuồn trên cành cây, và K. chính là người đã ném không may trúng N.. Anh trai K., lớn hơn chúng tôi 6 tuổi, vội vã kết luận: "Chính thằng H. là người ném cái N., tay nó còn cầm đá kìa". H. hốt hoảng giãi bày nhưng anh của K. lớn tiếng dọa H. và cả đám.
Tôi nhìn vẻ mặt bàng hoàng đầy bất lực của H., dù ấm ức nhưng cậu ấy bấm chặt môi không khóc. Cậu ấy bị oan, tất cả chúng tôi đều nhìn thấy và biết ... Sau đó vài tiếng cha H. đi làm về, vốn là người nóng tính và khá thô lỗ, một trận đòn roi làm H. bầm tím tay chân, H. bỏ chạy ra đồng ngồi khóc.
Tôi nhìn theo im lặng, ứa nước mắt, tôi tự thấy mình hèn nhát và vô trách nhiệm với bạn. Nhưng lúc đó các bạn đều thế, đều im lặng, ai cũng sợ anh trai của K. Bạn N. phải nằm lại trạm xá một ngày rồi về. Khi thấy mẹ H. mang chục trứng và gói bánh quy cáp nách, kéo tai H. xồng xộc sang xin lỗi gia đình bạn N., tôi mới thấy tận cùng của sự khó chịu, sự oan ức, là một nỗi ám ảnh chứ không chỉ là sự khó chịu bực mình.
Tôi kể với cha, người luôn làm tôi vững tâm nhất. Cha trầm ngâm rồi nhẹ nhàng phân tích: "Có những tình huống phải im lặng nhưng con và các bạn đã hèn nhát và ích kỷ...", tôi cúi đầu nhận bài học nhân cách đáng nhớ đầu tiên.
Chúng ta càng lớn, càng trải qua nhiều sự việc, càng thấu hiểu, thấm thía những giá trị thực, ảo trong đời. Cũng chính vì thế đôi khi ta nghĩ, sau tất cả, chúng ta chọn cho mình cách im lặng. Ai hiểu sao thì hiểu, nghĩ sao thì nghĩ,không thanh minh, không giải thích, bởi người đã tin tưởng và yêu quý mình luôn có lý do để bao dung, thấu hiểu và cảm thông còn ai sẵn định kiến, có nói cũng bằng thừa.
Tôi nhớ ai đó đã nói rằng: Hãy im lặng khi không có gì để nói, khi những lời bạn sắp nói có thể gây tổn thương ai đó, làm mọi việc phức tạp hơn và không có lợi cho ai cả nhưng nếu lời bạn nói có thể chứng minh một sự thật, xoa dịu một nỗi đau, giải tỏa một sự căng thẳng không đáng có thì hãy nói thật dõng dạc và rõ ràng.
6 câu nói vận vào ai cũng có lúc đúng, giúp bạn lội ngược dòng khó khăn Đừng bỏ qua 6 câu nói đạo lý sâu sắc sau, vì sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn, lội ngược dòng những lúc khó khăn. 1. Những người mượn cớ không đủ thời gian tập thể dục, sớm muộn cũng sẽ phải dành thời gian để gặp bác sĩ Có một hiện tượng vô cùng đặc biệt trong cuộc sống: Nhiều người, lúc...